Giữa thị trường đang bão hòa về quảng cáo nhưng vẫn thiếu tính khách quan và xác thực, marketing truyền miệng như một nguồn thông tin đáng tin cậy khiến khách hàng có nên rút hầu bao trước một sản phẩm hay dịch vụ nào đó hay không.
Marketing truyền miệng là gì? Tại sao marketing truyền miệng được yêu thích?
Marketing truyền miệng (WOMM – word of mouth marketing) là hình thức marketing đến từ chính những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp như truyền miệng, điện thoại, email, diễn đàn, blog, mạng xã hội,… Qua đó, các thông tin được lan tỏa một cách nhanh chóng trong cộng đồng.
Có thể nói, marketing truyền miệng là hình thức marketing chi phí thấp nhất hiện nay nhưng hiệu quả của nó mang lại quá tuyệt vời khiến bất cứ marketer nào cũng muốn áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Jeff Bezos, CEO Amazon đã từng nói rằng “Có đến 70% người tiêu dùng tin tưởng review từ những người mua hàng trước, chỉ 30% tin vào quảng cáo. Tôi đồng ý là có rất nhiều chiến dịch quảng cáo xuất sắc ngoài kia khiến tôi cân nhắc và mua sản phẩm. Nhưng quảng cáo chỉ là yếu tố bổ sung cho những lời giới thiệu từ các người tiêu dùng khác, bạn bè, gia đình, influencer hay chuyên gia”.
Khách hàng ngày nay quá bận rộn, khách hàng không có đủ thời gian để nghe qua nhiều thông điệp từ các nhà quảng cáo khác nhau, thay vì tiếp xúc với những hình ảnh hoa mỹ, những câu từ được trau chuốt kỹ lưỡng phát ra hằng ngày trên các phương tiện truyền thông, thì một lời giới thiệu đến từ bạn bè, người quen luôn có sức mạnh “khủng khiếp” hơn nhiều. Cách các doanh nghiệp cần phải làm là tìm cách để mỗi khách hàng tình nguyện rỉ tai nhau về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
4 bí quyết giúp doanh nghiệp làm marketing truyền miệng thành công
Sẽ chẳng có ai thực hiện marketing truyền miệng cho doanh nghiệp bạn nếu như bạn đi yêu cầu, nhờ vả họ đi kể lể hay giới thiệu về dịch vụ/ sản phẩm của mình. Nguyên tắc của marketing truyền miệng là mọi thứ phải diễn ra tự nhiên nhưng có chủ đích. Để thực hiện được điều đó, hãy nắm giữ những bí quyết sau
Xác định người “kể chuyện” tiềm năng
Những người thực hiện marketing truyền miệng, hẳn nhiên không thể là những người chưa bao giờ nghe đến doanh nghiệp bạn và chưa từng thử nghiệm sản phẩm của bạn. Họ phải là những người đã hoặc đang sử dụng sản phẩm của bạn và cảm thấy “cực kỳ thoải mái, ấn tượng” với trải nghiệm nhận được, phải là người “nhớ như in” câu chuyện của bạn, đến mức cái tên của công ty bạn in sâu vào tâm trí của những khách hàng này, sau đó khiến họ bật ra trong vô thức vào những cuộc trò chuyện hằng ngày hay những lời khuyên mua sắm của họ dành cho bạn bè.
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa hiểu rõ cộng đồng và chưa có câu chuyện đủ hấp dẫn họ tham gia “truyền miệng” cho sản phẩm/ dịch vụ của mình thì hãy bắt đầu đơn giản bằng cách tiếp cận với những đối tượng kể chuyện tiềm năng.
Những đối tượng tiềm năng ở đây có thể là các phóng viên, báo chí, beauty blogger, hay đơn giản là những người chạy theo xu hướng… đại loại là tất cả những ai có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Hãy mời họ trải nghiệm dịch vụ hoặc cung cấp những sản phẩm thật tốt, thật ấn tượng của bạn, đồng thời hãy sử dụng những công cụ như email, tin nhắn, cuộc gọi để lôi kéo họ giữ liên lạc thường xuyên.
Hãy coi đó như một cách chăm sóc khách hàng hiệu quả, nhưng hãy để mọi thứ diễn ra xuất phát từ sự tận tâm và tự nhiên nhất có thể, không nên để khách hàng nghĩ rằng bạn đang làm phiền họ. Điều này sẽ giúp họ nhớ và có thiện cảm tốt với doanh nghiệp của bạn trước khi mong họ nói tốt về sản phẩm của bạn. Ví dụ ở ngành làm đẹp, một số thương hiệu mỹ phẩm khá khôn ngoan trong marketing truyền miệng khi để các beauty blogger nổi tiếng trên Youtube nói về mình, kèm theo đó là kết hợp các thông điệp quảng cáo được khéo léo lồng ghép.
Tận dụng tối đa marketing truyền miệng trên nền tảng mạng xã hội
Cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của mạng xã hội hiện nay, thì tầm ảnh hưởng của marketing truyền miệng ngày càng dữ dội hơn nhiều so với thời chỉ có truyền miệng bằng hình thức offline trực tiếp. Mỗi chúng ta đều có thể “kết nối” hằng ngày với ít nhất vài trăm người bạn, với chỉ hoạt động như đăng một dòng status (trạng thái) trên một tài khoản Facebook cá nhân, một dòng tweet trên một tài khoản Twitter hay một video quay đơn sơ bằng điện thoại đăng lên tài khoản YouTube…,bạn đã có thể tiếp cận đến hàng trăm ngàn người, thông qua bạn của bạn và cả bạn của những người đó nữa…
Điều đó dẫn đến việc có nhiều trào lưu chỉ trong vòng một đêm với chi phí thậm chí là 0 đồng. Do vậy, có nhiều thương hiệu với những sản phẩm thành công vang dội mà không cần đến một xu quảng cáo. Ngược lại có những sản phẩm được đầu tư cả triệu đô marketing nhưng vẫn không được chú ý.
Hẳn bạn còn nhớ Flappy bird, trò chơi huyền thoại gây sốt một thời được sáng lập ra bởi Nguyễn Hà Đông. Flappy Bird từng đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng tại hơn 50 quốc gia, đạt hơn 100 triệu lượt tải trong vòng 2 tuần ở các nền tảng Android và iOS.
Tính đến trước khi dừng phát hành nó thu về hơn 50,000 đánh giá trên CH Play và 30,000 ngàn đánh giá trên Appstore. Có tới hơn 200,000 video được up lên về Flappy Bird vẫn còn tồn tại trên mạng cho đến ngày nay trên các nền tảng trực tuyến.
Phiên bản APK của nó vẫn tồn tại đến tận thời điểm này và đạt hơn 30 triệu lượt tải về không có phép trên Android. Chính sức mạnh ghê gớm của truyền miệng đã góp phần tạo nên thành công của Flappy bird chỉ trong một thời gian ngắn. Chỉ bằng những video, những dòng status về trải nghiệm của những người đã từng chơi Flappy bird đã khiến những ai chưa chơi phải cảm thấy tò mò và bị kích thích, lượt tải game ngày càng gia tăng và người ta không ngừng nhắc về nó suốt một khoảng thời gian.
Tạo ra những ý tưởng độc đáo
Không thể phủ nhận câu chuyện về sự thành công của Flappy bird nhờ marketing truyền miệng đến từ yếu tố may mắn, nhưng trên thực tế, rất ít thương hiệu có được sự may mắn này. Bạn cần chủ động tạo ra những ý tưởng độc đáo để kích thích marketing truyền miệng.
Có thể thấy ở thời điểm bùng nổ internet 4.0 như hiện tại, dễ nhất để marketing truyền miệng tự nhiên là thông qua nền tảng mạng xã hội. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, 65% người dùng Internet đều sử dụng ít nhất một mạng xã hội, 58% trong số họ like fanpage của các hãng, 41% chia sẻ chúng trên tường nếu thấy nội dung hay. Tạo ra nội dung (câu chuyện) hấp dẫn liên quan đến thương hiệu sẽ giúp marketing truyền miệng được tận dụng tối đa trên nền tảng mạng xã hội.
Cần phải thừa nhận rằng, không ai muốn nói về một cái gì quá nhàn nhạt và không nổi bật, khách hàng cũng vậy. Marketing truyền miệng muốn thắng thế một cách dễ dàng cần phải tìm ra điểm khác biệt lớn so với các doanh nghiệp khác, và làm cho khách hàng mãi nhớ về nó.
Câu chuyện về sự ra đời của kẹo socola M&M trứ danh là một ví dụ cho sự sáng tạo so với đối thủ trên thị trường. Kẹo socoa không hư trong thời tiết nóng chưa được nghe bao giờ tại thời điểm đó nhưng lớp vỏ giòn màu sắc của M&M đã giải quyết được vấn đề này.
Thể hiện sự khác biệt bằng thông điệp “Socola sữa chỉ tan trong miệng, không chảy nước trên tay” đã giúp kẹo socola M&M có sức hút không cưỡng lại được và nhanh chóng trở thành sản phẩm chủ yếu của các gia đình người Mỹ trong thập kỷ 50. Tin chắc rằng, nếu internet xuất hiện vào thời điểm đó thì sức bùng nổ của socola M&M không chỉ dừng lại ở đó.
Trung thực với chất lượng thực tế của sản phẩm/ dịch vụ
Cuối cùng, điều rất quan trọng trong bí quyết làm marketing truyền miệng thành công đó là phải là sự trung thực trong kinh doanh.
Doanh nghiệp có đổ bao nhiêu tiền vào marketing đi chăng nữa thì khách hàng vẫn cứ tin vào chất lượng thực tế của sản phẩm/ dịch vụ. Chất lượng cũng chính là yếu tố tiên quyết để được khách hàng marketing truyền miệng cho nhau, vì vậy, doanh nghiệp cần trung thực và nhìn nhận đúng giá trị thực của mình.
Trung thực và luôn nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Sẽ chẳng có thành công nào nếu như thực tế không đúng như những gì được quảng cáo. Thành công của doanh nghiệp trong marketing đến từ sự tin tưởng của khách hàng.
Sự thất bại của Bphone trên thị trường là một ví dụ cho sự không trung thực/ không định giá đúng với chất lượng sản phẩm. Trước ngày ra mắt, Bphone cũng đã tạo ra một làn sóng truyền thông mạnh mẽ. trong đó không thể không kể đến sự góp sức của marketing truyền miệng.
Nhắc tới Bphone, người ta có thể nghĩ ngay tới những cụm từ “siêu phẩm”, “không thể tin nổi”, “nhất thế giới”, thậm chí còn lan tỏa như một trào lưu trên các trang mạng xã hội. Việc định giá sản phẩm không tương xứng với chất lượng đồng thời, so sánh với các dòng điện thoại cao cấp khác cùng mức giá khiến Bphone thực sự trở nên yếu thế.
Khi ra mắt, BKAV định giá Bphone tới 10 triệu đồng, xếp vào phân khúc smartphone cao cấp, ngang ngửa các dòng điện thoại của của các hãng lớn Apple hay Samsung. Bphone đã đưa kỳ vọng của người tiêu dùng lên cao nhưng đến khi trải nghiệm thực tế thì hoàn toàn thất vọng. Ngày nay, người tiêu dùng rất thông minh nên niềm tin của khách hàng phải được khẳng định qua chất lượng sản phẩm chứ không phải chỉ bằng một câu nói PR: “Bphone sẽ là chiếc điện thoại đẹp nhất nhì thế giới”.
Marketing truyền miệng là hình thức marketing mà mọi doanh nghiệp mong muốn theo đuổi nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Để marketing truyền miệng đi đúng hướng tốt nhất cho doanh nghiệp thì 4 công việc trên cần kết hợp nhuần nhuyễn cùng nhau.
Hãy lên kế hoạch, phát huy sự độc đáo và sáng tạo để thu hút khách hàng nhưng phải dựa trên sự trung thực. Hãy để khách hàng truyền miệng nhau vì họ yêu mến, tin tưởng và có trải nghiệm tốt với sản phẩm/ dịch vụ, nghĩa là marketing truyền miệng phải xuất phát từ trái tim khách hàng. Khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ được tồn tại mãi mãi trong tâm trí người tiêu dùng.
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Workshop “Tư Duy Thiết Kế Trong Marketing: More than a brief”
Thấu hiểu “nỗi đau” của Marketer khi có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa biết [...]
Th7
TOP 5 xu hướng content marketing 2024
Thế giới tư vấn digital marketing chuẩn bị bước qua năm 2023 ảm đạm để [...]
Th11
6 Cách tối đa hóa doanh thu bằng cách tiếp cận cá nhân hóa mùa lễ hội
Mùa lễ hội là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp bán hàng [...]
Th10