Trong quảng cáo, khi bạn tạo ra hai mẫu quảng cáo với nội dung và call-to-action khác nhau, nghĩa là bạn đã tạo ra hai biến thể của A/B Testing. Mục đích bạn không chỉ tạo duy nhất một mẫu quảng cáo là gì? Bạn không thể luôn sử dụng trực giác và kinh nghiệm để dự đoán chính xác những thứ giúp khách hàng click và tạo chuyển đổi với quảng cáo của bạn. Do đó, bạn cần thiết kế những thử nghiệm để test đâu là mẫu quảng cáo thu hút và đem lại lợi ích hơn. Đó là một trong các ví dụ cơ bản nhất về A/B Testing.Vậy A/B Testing bản chất là gì? Nó có ứng dụng gì trong Marketing giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những điều này.
I. A/B Testing là gì?
Có khá nhiều định nghĩa trên mạng và trong sách, tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng:
A/B testing là một phương pháp thử nghiệm mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một tình huống cụ thể. Qua đó sẽ giúp đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn.
Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ banner, vị trí đặt hình ảnh, đường dẫn trang web, màu sắc và text của các nút call-to-action, mẫu quảng cáo cho tới nội dung email… Nếu quy mô lớn (nghĩa là số lượng mẫu thử lớn) thì kết quả trả về sẽ càng trở nên đáng tin cậy.
II. A/B Testing có thật sự cần thiết?
Không phải lúc nào dựa vào kinh nghiệm và trực giác của mình, bạn cũng có thể biết được nên làm thế nào để đem lại khách hàng tiềm năng. Hoặc khi bước chân vào một ngành mới, bạn chưa quá hiểu tâm lý khách hàng và insight của họ. Trong trường hợp luôn hiểu đúng khách hàng của bạn, những thứ họ thích và họ cần, thì có lẽ đây không phải bài viết bạn cần. Tuy nhiên, với đa số trường hợp chúng ta không hiểu khách hàng đủ để giúp doanh nghiệp đem lại nhiều chuyển đổi, hoặc chúng ta nghĩ mình đã hiểu nhưng chưa thực sự hiểu. Lúc đấy sẽ cần đến phương pháp thử nghiệm A/B Testing. Bạn có thể đặt các phiên bản khác nhau trong một khoảng thời gian vừa đủ với mẫu số đủ lớn để kiểm tra.
Tuy nhiên trong trường hợp bạn đã có lượng khách hàng nhất định, nhưng bạn muốn tăng con số đó lên nhiều nhất có thể, bạn cần phải “chắt chiu” những khách hàng đã đến với bạn. Nếu như xét trong phạm vi website, nghĩa là bạn cần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên, chứ không phải tăng traffic để tạo chuyển đổi. A/B Testing sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả của các công việc Marketing. Kể cả là xây dựng và phát triển website, quảng cáo, email marketing hay các hoạt động Marketing khác. Từ đó bạn sẽ biết đâu là thử nghiệm tạo ra nhiều lợi ích để tập trung vào thử nghiệm đó.
III. Quy trình A/B Testing
Để thực hiện A/B Testing, mặc dù với nhiều hoạt động Marketing khác nhau, nhưng bạn vẫn có thể tuân theo một quy trình cụ thể. Dưới đây là quy trình mẫu bạn có thể sử dụng để tạo ra các thử nghiệm của mình:
1. Xác định mẫu thử và khoảng thời gian thực hiện A/B Testing
Trước khi lên thử nghiệm A/B Testing, bạn cần xác định hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Chính là mẫu thử và khoảng thời gian. Mẫu thử của bạn phải đủ lớn và khoảng thời gian đủ lâu thì kết quả mới đáng tin cậy. Bạn cần xác định trước số lượng mẫu và thời gian tiến hành A/B Testing.
2. Lên danh sách các yếu tố cần thử nghiệm
Khi bạn đã xác định được phạm vi thử nghiệm, bạn có thể tạo ra các ý tưởng và giả thuyết AB Testing. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi tại sao bạn nghĩ rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Khi đó bạn sẽ có một danh sách các ý tưởng, hãy ưu tiên chúng theo mức độ tác động dự kiến và độ khó khi thực hiện.
3. Đưa ra các phiên bản của thử nghiệm
Sử dụng phần mềm A/B Testing của bạn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm cho phép bạn A/B Testing. Nổi tiếng nhất có thể đến những cái tên như Google Optimize, Optimizely,… Các phần mềm này giúp bạn có thể thực hiện các thay đổi theo các yếu tố thử nghiệm đã liệt kê ở bước 2.
4. Tiến hành A/B Testing
Hãy bắt đầu thử nghiệm của bạn và chờ người dùng truy cập. Ở bước này, khách truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn sẽ được ngẫu nhiên chỉ định. Với các phần mềm, bạn có thể cài đặt bao nhiêu người nhìn thấy phiên bản A thay vì phiên bản B. Nhưng thông thường, con số mặc định sẽ là 50% để đảm bảo kết quả được trả về khách quan nhất. Sự tương tác của họ với từng trải nghiệm được ghi lại giúp bạnso sánh để xác định hiệu quả của từng thay đổi.
5. Đo lường, đánh giá và xem kết quả
Giống như mọi hoạt động Marketing khác, AB Testing luôn phải có bước liên tục đo lường, phân tích, đánh giá. Bạn nên thường xuyên kiểm tra kết quả các phiên bản thử nghiệm để biết đâu là yếu tố tích cực mang lại nhiều chuyển đổi hoặc giúp khách hàng trải nghiệm tốt hơn. Từ đó bạn sẽ có cơ sở để sửa đổi và cải thiện. Vậy là bạn đã biết thế nào là A/B Testing cũng như nắm được quy trình 5 bước xây dựng một chiến dịch AB Testing cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở để cải thiện website cũng như ứng dụng. Ngoài ra, nếu muốn tăng trải nghiệm người dùng trên website, bạn có thể tham khảo bài viết Trải nghiệm người dùng trên website: Lời khuyên cho mọi doanh nghiệp.
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Tips marketing thương mại điện tử hiệu quả năm 2025 cho doanh nghiệp
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có sự bùng nổ [...]
Th2
Những công nghệ AI làm video mới nhất trên thới giới và Việt Nam
Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng [...]
Th1
Những tips làm nội dung YouTube năm 2025
YouTube tiếp tục là một nền tảng quan trọng trong chiến lược digital marketing, giúp [...]
Th12