Lựa chọn chiến lược marketing đúng đắn đã và đang giúp nhiều thương hiệu không chỉ đạt được doanh thu hiệu quả trong một giai đoạn nhất định mà còn giúp thương hiệu đó định vị được tên tuổi và có lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Chiến lược Marketing là gì? Tại sao cần phải có chiến lược marketing
Chiến lược Marketing (hay marketing strategy) chính là quá trình lập kế hoạch, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu marketing như chiếm thị phần tiêu dùng, tăng doanh số bán, định vị thương hiệu … trong một khoảng thời gian nhất định.
Một mục tiêu marketing của doanh nghiệp hay thương hiệu được lập lên mà không có chiến lược cụ thể (con đường cụ thể) và đúng đắn thì rất dễ đi vào thất bại. Vì vậy, trong hoạt động của một doanh nghiệp không thể thiếu bước lập chiến lược ứng với từng thời điểm.
Làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải biết được chiến lược marketing gồm những gì? Một chiến lược Marketing thành công về cơ bản phải giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh và hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh
Thứ hai, xác định và hiểu rõ đối tượng khách hàng trọng tâm
Thứ ba, định vị giá trị sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu (Tại sao khách hàng phải mua hàng của công ty mà không phải là hàng của đối thủ cạnh tranh)
Thứ tư, xác định mục tiêu marketing
Cuối cùng là phát triển thông điệp marketing và xây dựng một kế hoạch marketing dựa trên một chiến lược marketing cụ thể.
Thông thường, chiến lược marketing mix (marketing 4P) sẽ được dùng để định hướng chiến lược marketing, cụ thể 4P bao gồm:
- Product: các chính sách chung về sản xuất sản phẩm bao gồm nhãn hiệu, hủy bỏ, sửa chữa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì…
- Place: Chính sách chung về kênh cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Price: Chính sách chung về giá tuân theo từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
- Promotion (hay còn được gọi là communication): Chính sách chung về truyền thông, xúc tiến thương mại hỗ trợ bán hàng qua các hoạt động này bao gồm catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, quảng cáo trên truyền hình, báo đài, phim ảnh, MV ca nhạc được đông đảo công chúng theo dõi, các chương trình tài trợ, chương trình khuyến mãi, hội chợ triển lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng,…
Tùy vào mục đích marketing ở mỗi một thời điểm mà một thương hiệu có thể lựa chọn một chiến lược marketing cho mình thông qua thực hiện những cải tiến, thay đổi liên quan đến sản phẩm, giá, kênh, truyền thông …(marketing mix)
Nếu bạn vẫn chưa biết về các mô hình marketing trong đó có mô hình 4p thì bạn hãy tham khảo thêm bài viết 9 mô hình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp để rõ hơn về vấn đề này
Ví dụ về 3 chiến lược marketing thành công điển hình
❖ Biti’s Hunter với chiến lược marketing tuân thủ quy tắc vàng AIDA
Với chiến lược marketing đúng đắn cho sản phẩm Biti’s Hunter, mục đích marketing của Biti’s không chỉ hướng đến doanh thu mà là một cú lội ngược dòng ngoạn mục sống dậy cả một thương hiệu Việt có giá trị lịch sử lâu đời tưởng như đã nguội lạnh đối với thị trường. Đây cũng là một trong những chiến lược marketing hay nhất 2017.
Chiến lược marketing tuân theo mô hình AIDA của Biti’s với sản phẩm Biti’s Hunter dựa trên thay đổi về Promotion (truyền thông, xúc tiến bán). Cụ thể như sau:
Awareness: Gây chú ý
Đầu năm 2017, sự xuất hiện của một đôi giày thể thao đi cùng trang phục cổ trang trong MV Lạc trôi của ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã gây nên một làn sóng không hề nhỏ với đại bộ phận giới trẻ.
Thật bất ngờ khi đôi giày ấy không đến từ một thương hiệu quốc tế nào mà lại chính là thương hiệu Biti’s lâu đời với slogan “Nâng niu bàn chân Việt”.
Ngay lập tức, Biti’s Hunter lập tức cháy hàng trên mọi mặt trận từ online đến offline. Chưa dừng lại ở đó, Biti’s lại tiếp tục làm nóng sự xuất hiện của mình trong MV của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn với hit “Đi thật xa để trở về”.
Interest: Tăng sự thích thú đối với sản phẩm, thương hiệu
Ở bước thứ hai này, Biti’s đã vô cùng khéo léo sử dụng hình ảnh của loạt KOLs được giới trẻ yêu thích để làm tăng sự yêu mến, ủng hộ đối với sản phẩm
Desire: Kích thích mong muốn, nhu cầu của khách hàng
Ở giai đoạn sau, Biti’s đã sử dụng một loạt bài viết PR trên các trang báo mạng lớn, kích thích lòng tự hào dân tộc, tâm lý trung thành của người Việt ủng hộ thương hiệu Việt đồng thời làm tăng mong muốn sử dụng một sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.
Action: Kêu gọi hành động
Đối với đối tượng khách hàng còn đang băn khoăn hoặc đã có nhu cầu nhưng chưa hành động, Biti’s đã lên chương trình giảm giá và đặt pop up, banner tại một loạt các trang thương mại điện tử vào các khung giờ vàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Có thể thấy, với chiến lược marketing cực kỳ thành công, những thành quả sau đó mà Biti’s đạt được khó có một thương hiệu nào có thể đạt được dễ dàng chỉ sau một thời gian ngắn như vậy.
❖ The Coffee House với chiến lược marketing lấy chất lượng dịch vụ làm trọng tâm
Dù sinh sau đẻ muộn so với thị trường, giữa bối cảnh các quán cafe đã trở nên bão hòa thì The Coffee House lại trở thành hiện tượng và đạt được sự tăng trưởng nhanh đến chóng mặt
Tính đến 2018, doanh thu của The Coffee House đã vươn lên vị trí thứ hai trên thị trường kinh doanh cafe.
Thị trường kinh doanh cafe và đồ uống là một thị trường vô cùng lớn để cho bất cứ thương hiệu nào có thể nhảy vào để kinh doanh nhưng lại có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu không phải là người dẫn đầu trong thị trường về chất lượng, ở vị thế của người đến sau, chắc chắn The Coffee House phải lựa chọn dẫn đầu về một khía cạnh khác. Ở đây, The Coffee House đã lựa chọn một cách tiếp cận rất riêng để có thể tồn tại và phát triển nhanh chóng thành hệ thống các chuỗi cửa hàng ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.
Ở thời kỳ phát triển và hội nhập, người ta đến quán cafe không chỉ để uống cafe mà còn tìm một không gian sang trọng để thư giãn, để gặp gỡ bạn bè và làm việc. Thấu hiểu điều đó, The Coffee House đã đánh vào thị trường ngách, tức là lấy dịch vụ làm trọng tâm.
Tuy nhiều thương hiệu có đề cao về chất lượng dịch vụ nhưng tại sao họ lại không thành công như The Coffee House, đó bởi lẽ là họ làm nhưng “chưa tới bến”. Với Coffee House, dịch vụ không phải là một phần nhỏ trong marketing mà nó là cả một chiến lược marketing lớn. Tại The Coffee House, bạn có thể ngồi làm việc tại quán cả ngày, wifi miễn phí, được phục vụ liên tục với thái độ chuyên nghiệp.
Sinh sau đẻ muộn, tưởng chừng như The Coffee House sẽ bị nuốt chửng bởi các gã khổng lồ nhưng với chiến lược marketing đúng đắn cùng sự am hiểu thị trường địa phương, thương hiệu này là một ví dụ tiêu biểu cho chiến lược marketing thành công điển hình của người đến sau, trước sự cạnh tranh lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
❖ Channel với chiến lược Marketing 3 không
Channel là thương hiệu hiếm hoi có một chiến lược marketing không hề giống bất cứ một nhãn hiệu nào trên thị trường.
Với định hướng ba không: không bán hàng trên mạng, không bao giờ giảm giá và không quan tâm đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược marketing này, Channel luôn khẳng định được sự xa xỉ của mình trong giới thời trang.
Vẫn thực hiện truyền thông bằng các thể hiện đẳng cấp qua các trang mạng xã hội nhưng tuyệt nhiên không bán hàng online, Channel chỉ thực sự quan tâm đến khách hàng có mặt trực tiếp tại store – đây cũng là một trong những chiến lược marketing hay mà nhiều doanh nghiệp có thể áp dụng. Có hai điểm khác biệt trong chiến lược marketing của Channel, đó là:
Product – chiến lược sản phẩm.
Cho dù đối thủ có những động thái về sản phẩm hay truyền thông như thế nào đi chăng nữa, Channel vẫn làm tốt hoạt động của mình và không có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đối thủ.
Họ xây dựng dòng sản phẩm có gu riêng, chất liệu đặc trưng, kiểu dáng kết hợp giữa sang cổ điển và hiện đại, không chạy theo bất cứ xu hướng nào.
Chiến lược sản phẩm tưởng chừng như bảo thủ của Channel lại khiến họ trở nên khác biệt giữa những thương hiệu xa xỉ khác và chiếc túi đen với phần dây kim loại và họa tiết những ô vuông đan chéo sau bao nhiêu thập kỷ vẫn là một trong những item thời trang đẳng cấp trên thế giới, không có dấu hiệu thoái trào.
Price – Chiến lược về giá
Khác với những thương hiệu khác, Channel nói không với giảm giá, họ không lấy lòng khách hàng hay thúc đẩy doanh số bằng giảm giá, họ đứng ngoài các sự kiện khuyến mại theo màu, sự kiện.
Việc duy nhất để thúc đẩy doanh thu, dựa trên sự trung thành về chiến lược sản phẩm, Channel lựa chọn cách phát triển sản phẩm bình dân hơn để làm đa dạng phân khúc khách hàng của họ.
Có vẻ Channel không những làm cho các sản phẩm của mình có chất lượng thuộc hàng xa xỉ mà còn mang sự “chảnh” trong cách làm marketing, nhưng không thể phủ nhận điều đó đã giúp Channel có được sự khác biệt quý giá như hiện tại.
Bài viết trên đã cung cấp tới bạn những định nghĩa và kiến thức cơ bản về chiến lược marketing và những ví dụ về chiến lược marketing thành công điển hình. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn áp dụng phần nào cho bước đi sắp tới của doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Workshop “Tư Duy Thiết Kế Trong Marketing: More than a brief”
Thấu hiểu “nỗi đau” của Marketer khi có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa biết [...]
Th7
TOP 5 xu hướng content marketing 2024
Thế giới tư vấn digital marketing chuẩn bị bước qua năm 2023 ảm đạm để [...]
Th11
6 Cách tối đa hóa doanh thu bằng cách tiếp cận cá nhân hóa mùa lễ hội
Mùa lễ hội là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp bán hàng [...]
Th10