Gia nhập cuộc chiến sàn thương mại điện tử (TMĐT) trễ nhất, nhưng không ai ngờ, sau 5 năm Shopee đã đánh bại một loạt các tên tuổi lớn để vươn lên dẫn đầu lĩnh vực này. Vậy điều gì đã giúp Shopee đạt được thành công như hiện tại? Cùng tìm hiểu xem Shopee đã xây dựng chiến lược Marketing tổng thể cho mình như thế nào.

Ra đời vào năm 2015, thời điểm có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường TMĐT rộng lớn. Giờ đây Shopee đã trở thành ứng dụng có nhiêu người dùng nhất không chỉ tại Đông Nam Á mà còn tại thị trường Việt Nam. Theo báo cáo gần nhất của iPrice, Shopee đứng đầu danh sách ứng dụng được tải nhiều nhất trong khu vực. Shopee luôn dẫn đầu ở những chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá sức mạnh của một sàn TMĐT như tổng số lượng người truy cập hàng tháng, tổng số lượng người dùng hoạt động hay tổng số giao dịch.

chiến lược marketing tổng thể
Sự vượt trội của Shopee so với các sàn TMĐT khác

Tâp trung vào nền tảng di động

CEO của Shopee cho biết, thời điểm ra mắt, khi các đối thủ tập trung xây dựng trang web trên nền tảng của họ, Shopee quyết định tiên phong xây dựng nền tảng di động để thâm nhập thị trường ngách – khu vực Đông Nam Á, nơi có tỷ lệ sử dụng di động cao thời điểm bấy giờ.

“Đây là một trong những ưu điểm của việc gia nhập thị trường trễ, bạn có thể quan sát người đi trước, dự đoán xu hướng, rút kinh nghiệm cho mình để tối ưu nền tảng của mình tốt hơn.” – CEO Shopee chia sẻ.

Shopee được vận hành bởi SEA – một trong những startup hàng đầu tại Singapore. Trước khi nhảy vào lĩnh vực TMĐT, SEA là công ty phát hành, vận hành và sản xuất trò chơi trên PC, di động.

Hiện đây đang là ứng dụng tích hợp mua sắm trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, bên cạnh Lazada của Alibaba và Tokopedia của Indonesia. Sự phát triển của hàng loạt ứng dụng đã đẩy mạnh thanh toán điện tử cho 100 triệu người dùng internet, trị giá hàng tỷ USD tại Đông Nam Á.

Việc đánh cược chiến lược của mình vào nền tảng di động đã giúp Shopee thành công khi 90% giao dịch được thực hiện trên nền tảng này.

Tuỳ biến ứng dụng nội địa hoá

Shopee đã rất thông minh khi cứ mỗi khi tấn công vào một thị trường nào, họ lại tuỳ biến ứng dụng của mình phù hợp với thị trường đó. Thay vì dùng chung một ứng dụng, họ sẽ tạo ra điểm đặc trưng riêng phù hợp với từng thị trường khác nhau như Singapore, Indonesia, Malaysia… hay Việt Nam.

Ví dụ tại Indonesia Shopee đã tạo ra một loạt danh mục riêng gồm các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường người hồi giáo này. Trong khi đó tại Thái Lan và Việt Nam, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn lại được chú trọng hơn. Vì thế Shopee đã tạo ra riêng một loạt gian hàng trực tuyến bán các mặt hàng do người nổi tiếng quản lý.

Tích hợp hàng loạt công cụ gia tăng trải nghiệm

Theo xu hướng hiện đại, Shopee cũng xây dựng ứng dụng của mình theo phương châm “mua sắm cũng là giải trí”, Shopee phát triển thêm nhiều tiện ích như trò chơi trực tuyến, livestream, chức năng trò chuyện trực tuyến giúp người dùng dễ dàng tiếp cận người bán hơn. Đây cũng là định hướng quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của Shopee.

Shopee tập trung xây dựng theo mô hình C2C (Consumer to Consumer) chỉ hình thức kinh doanh giữa cá thể với cả thể, trong đó, người mua và người bán đều là các cá nhân sử dụng nhiều cách khác nhau trên Internet chứ không phải doanh nghiệp.

Vì lẽ đó, Shopee Mall ra đời, cho phép người dùng dễ dàng mua hàng từ các thương hiệu nổi tiếng với nhiều ưu đãi không thua gì tới các trung tâm mua sắm lớn. Trước đây hình thức này chủ yếu phổ biến trên nền tảng Facebook hay Instagram.

Tích hợp ví điện tử

Nhanh chóng nhập cuộc với ví điện tử tích hợp trong ứng dụng, Shopee muốn đẩy mạnh thị trường thanh toán trực tuyến ngay trong ứng dụng của mình. Hiện ví điện tử đang là xu hướng rất thịnh hành tại Việt Nam.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho hơn 20 ví điện tử được hoạt động tại thị trường Việt như: Momo, Airpay, Viettel Pay, Zalo Pay, Payoo, Vimo, Moca, VNPT Pay,… và nhiều nhà hàng, quán ăn, siêu thị, dịch vụ đã chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng ví điện tử.

Khi gia nhập Shopee, người bán sẽ được hỗ trợ tối đa để thúc đẩy kinh doanh như phương thức thanh toán, logistics và đặc biệt là nền tảng người dùng tích hợp. Đổi lại, Shopee kiếm tiền bằng việc chạy quảng cáo, tính phí cho các dịch vụ cung cấp cho người bán và cắt giảm phí giao dịch ở những thị trường nhất định.

Dẫn đầu trào lưu

Có thể nói chính Shopee đã tạo ra các trào lưu ngày mua sắm mà đến nay hầu hết các sàn TMĐT khác đang triển khai tương tự. Bắt đầu từ những chương trình khuyến mại vào những ngày lặp đặc biệt trong tháng nhu 09.09, 10.10, 11.11…Shopee định vị bản thân trở thành một địa chỉ mua sắm với giá rẻ, đa dạng sản phẩm và nhiều ưu đãi cho người mua. Nối tiếp đó là hàng loạt những chương trình Flash Sales theo giờ, theo ngành hàng hay các chương trình tương tác trực tiếp lôi kéo và giữ chân người dùng thường xuyên với nền tảng này.

chiến lược marketing tổng thể
Shopee tạo ra các trào lưu mua sắm thông qua các hoạt động truyền thông

Người mua từ việc chỉ mua sắm vào những dịp đặc biệt, họ dần quen với xem, đánh giá, lựa chọn và mua sản phẩm trên Shopee. Shopee thành công trong việc tạo ra xu hướng, “đào tạo” người dùng và dẫn dắt họ theo ý muốn của doanh nghiệp.

Một chiến lược Marketing tổng thể trọn vẹn, chắc chắn ngay từ những bước đầu đã mang đến trái ngọt cho Shopee sau suốt thời gian “đốt tiền” cho các chương trình khuyến mại và thu hút người dùng. Shopee tiếp tục cho thấy vị thế của mình với thị phần duy trì ổn định trong lĩnh vực sàn TMĐT tại Việt Nam.

ID bài viết: (+84) 089 806 1234

GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể