Từ đầu thế kỷ 21, Marketing doanh nghiệp đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời đại số 4.0 hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thông tin, hành vi người dùng thay đổi 1 cách ngoạn mục dẫn đến marketing doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Hãy cùng GEM tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Marketing cho doanh nghiệp hiệu quả | Thay đổi trong nghiên cứu khách hàng 4.0
Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu insight của khách hàng. Sự thật cho thấy rằng: khách hàng của chúng ta đang hoạt động cả trên online và offline. Vì vậy, để nắm bắt nhu cầu khách hàng đòi hỏi phải biết được hành vi của họ trên cả phiên bản thực (offline) và phiên bản số (online). Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu
Trong thời đại mới, chân dung khách hàng không chỉ dừng lại ở thông tin về nhân khẩu học, ngành nghề…các nhà làm marketing cần vẽ được “phiên bản số” của khách hàng mà digital footprint có thể là một sự tham khảo tuyệt vời.
>> Nếu bạn vẫn chưa biết về “dấu chân khách hàng” trên nền tảng số. Bạn nên tham khảo bài viết: Digital footprint là gì? Ứng dụng của digital footprint. để hiểu thêm về vấn đề này.
Trước kia, nếu các nhà marketing muốn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thì chỉ có thể phỏng vấn trực tiếp, gửi bảng hỏi,..Tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Với sự phát triển của công nghệ số, ngày nay doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng thông qua các công cụ đo lường, phân tích dữ liệu online…
Ví dụ:
– Chỉ đơn giản sử dụng Google Trends, bạn đã có thể biết được những xu hướng hiện tại mà người dùng quan tâm là gì, những nhân vật, địa điểm nổi tiếng nào họ thường xuyên tìm kiếm…từ đó đưa ra những giải pháp marketing phù hợp để tiếp cận khách hàng.
– Từ bảng phân tích từ khóa, bạn cũng có thể biết người dùng tìm kiếm gì trên google, họ dùng những từ khóa nào để tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ, những vấn đề liên quan mà họ quan tâm là gì?…
– Nếu bạn bán mỹ phẩm cho đối tượng 15-25 tuổi. Họ thường xuyên tìm kiếm từ khóa về cách trị mụn, cách làm trắng da….Từ việc phân tích từ khóa và dữ liệu, bạn có thể lên các chiến lược nội dung, bài viết liên quan để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Khách hàng thời 4.0 gồm bản số và bản thực – đó mới là một bản chân dùng hoàn thiện
Mô hình marketing cho doanh nghiệp trong thời đại số
Mọi chiến lược marketing cho doanh nghiệp đều bắt đầu từ mô hình 4P cơ bản của Philip Kotler. Marketing không chỉ là quảng cáo khuyến mãi, nó bắt nguồn từ khách hàng. Vì vậy, marketing doanh nghiệp bắt đầu tư khâu nghiên cứu sản phẩm cho khách hàng, hoạch định chiến lược giá đến kênh phân phối và cuối cùng là truyền thông cho sản phẩm.
Tất cả mọi khâu của marketing đề tập trung hướng tới nâng cao trải nghiệm cho khách hàng – vì vậy, trải nghiệm khách hàng là trọng tâm!
#1. Sản phẩm
Chúng ta bắt đầu với sản phẩm. Nhân tố cốt lõi và quan trọng nhất trong cả mô hình. Vậy, sản phẩm trong thời đại 4.0 thay đổi như thế nào?
Trong thời kỳ đầu khi mới hình thành nền kinh tế tập trung, sản phẩm chỉ đơn giản là thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Đến nay, sản phẩm không chỉ dừng lại ở chất lượng, mà còn phải đáp ứng yêu cầu về bao bì đóng gói và dịch vụ hậu mãi đi kèm.
Sản phẩm cần đáp ứng được cả tiêu chí về chất lượng, thẩm mỹ và dịch vụ đi kèm.
Ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư cho vấn đề đóng gói sản phẩm (thẩm mỹ). Đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp truyền thống. Đây thực sự là một lỗ hổng lớn trong marketing.
Trong thời đại số, thị trường mua bán không bị giới hạn về thời gian, không gian, khoảng cách địa lý. Chỉ cần một chiếc điện thoại kết nối mạng là họ có thể mua cả thế giới về nhà. Vì vậy, dịch vụ đi kèm như vận chuyển, bảo hành, chăm sóc khách hàng … cần phải được trú trọng.
Đừng sao chép và làm giống như đối thủ, hãy đổi mới sáng tạo và thường xuyên cải tiến để phát triển sản phẩm mới. Chiến lược marketing tập trung vào “điều khác biệt” mang lại giá trị cho khách hàng là chìa khóa để mở cánh cửa bước vào trái tim của người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhu cầu có xu hướng dịch chuyển: không chỉ còn là “ăn ngon mặc đẹp”, một bộ phận khách hàng đang dần hướng tới “ăn lạ mặc độc”. Cần nắm bắt rõ xu hướng để đưa ra những sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn là tinh thần cho khách hàng. Đây cũng là những cấp nhu cầu cao nhất trong nhóm nhu cầu của khách hàng – nhu cầu tự thể hiện bản thân!
>> Cùng xem chiến lược sản phẩm có vai trò gì, các thành tố và các chiến lược sản phẩm trong từng thời kỳ tại đây
#2. Giá cả
Việc định giá cho các sản phẩm trong thời đại công nghệ số tưởng đơn giản mà không hề đàng.
Công nghệ giúp các nhà làm marketing dễ dàng thu thập được giá của đối thủ cạnh tranh, tình hình biến động giá của thị trường, mức giá chấp nhận của người tiêu dùng..
Cần căn cứ trước hết là vào chiến lược giá của công ty. Sau đó là chiến lược giá của đối thủ. Kế đến là cơ cấu giá thành của sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, chi phí quản lý, kho bãi…Từ đó các nhà làm marketing mới có thể xây dựng chiến lược giá phù hợp cho sản phẩm của mình.
Hãy thận trọng nhưng đừng cứng nhắc trong quá trình xây dựng chiến lược giá. Vì nó không chỉ đứng một mình, mà còn liên quan đến các mảng khác trong 4P.
Lấy ví dụ:*Sản phẩm
– Nếu sản phẩm của bạn là một sản phẩm công nghệ cao: Hãy để giá cao và đừng bao giờ giảm giá – thay vào đó hãy tập trung vào dịch vụ hậu mãi – các sản phẩm của Apple luôn làm như vậy.
– Đổi lại nếu bạn là mặt hàng bình dân cũng xin đừng giảm giá quá nhiều và giảm liên tục. Trừ những mặt hàng đặc thù, hãy luôn nhớ khách hàng luôn muốn có sản phẩm tốt và nhu cầu thể hiện mình. Họ sẽ không nghĩ bạn đang cung cấp một sản phẩm tốt mà giá lại rất rẻ – đúng vậy, chính xác khách hàng sẽ nghĩ: bạn đang giảm giá vì hàng không bán được, giá thấp thì chất lượng sản phẩm cũng cực thấp.
Đừng giảm giá – hãy tập trung vào khuyến mãi, quà tặng hay dịch vụ hậu mãi tuyệt vời! Giảm giá không chỉ làm mất doanh thu, bạn sẽ không còn có thể chăm sóc được khách hàng. Và tiếp tục vào vòng xoay: không còn tiền mua sản phẩm tốt – sản phẩm kém, khách hàng phàn nàn, giá rẻ, giá siêu rẻ, rẻ sập sàn.
*Kênh
– Nếu bạn có một kênh phân phối vật chất cồng kềnh – bạn chắc hẳn phải tăng giá thành. Nhưng nếu bạn kết hợp cả kênh online và offline, phát triển hệ thống kho hàng vận tải tốt thì chắc hẳn sẽ đáp ứng được người tiêu dùng tốt. Và vì vậy sẽ có hai phương án cho bạn:
- Bạn có thể giảm giá để tăng thị phần, đẩy mạnh cạnh tranh mà không lo lỗ nặng.
- Hoặc tăng giá để khẳng định vị thế – đang đáp ứng tốt khách hàng về mặt sản phẩm và phân phối vô cùng nhanh lẹ. Khi tăng giá có vẻ khách hàng sẽ phản ứng nhưng vì có tiền nên bạn sẽ làm hậu mãi cực tốt. Và khách hàng sẽ lại về với bạn.
#3. Kênh phân phối
Kênh phân phối là cơ sở cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp. Hãy tập trung đầu tư và phát triển kênh phân phối trực tiếp và phân phối online.
Các kênh phân phối truyền thống (chợ, tiệm tạp hóa…) đang dần bị thay thế bằng các kênh hiện đại như siêu thị, trang web thương mại điện tử (shopee, Tiki, Lazada…). Việc mở một “gian hàng online” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách của các nhà làm marketing.
Đó có thể là một website được xây dựng một cách chuyên nghiệp, hoặc đơn giản là gian hàng trên Shopee, Lazada…Ngoài ra, bạn cũng có thể hợp tác với các nhà phân phối online trên mạng xã hội. Họ sẽ giúp đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa tối đa. Có thể bạn muốn xem thêm:
KÊNH PHÂN PHỐI LÀ GÌ? 5 BƯỚC XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI
#4. Xúc tiến thương mại
Giành chiến thắng trong cuộc chiến với các thương hiệu khác là cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
Ngày nay, người tiêu dùng đã quá quen với các chương trình, video quảng cáo…Làm thế nào để thông điệp thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp có thể trở nên nổi bật giữa hàng trăm, hàng ngàn…những thông điệp khác.
Không chỉ là những quảng cáo tivi đơn điệu, bạn có thể nhìn thấy nhiều cách làm marketing khác nhau của doanh nghiệp khá hiệu quả như wifi marketing, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo facebook, quảng cáo native ads, clip viral, tổ chức sự kiện, marketing truyền miệng…, kols marketing.
Việc sử dụng và kết hợp thành thạo tất cả các kênh kỹ thuật số là một kỹ năng không thể thiếu của một marketer thời đại số. Tổng tiến công người tiêu dùng trên mọi mặt trận, nhắc lại thông điệp và ghi dấu ấn với họ.
Trong thời đại số, người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trái chiều khác nhau về thương hiệu trên mạng xã hội, các diễn đàn…các nhà làm marketing cần chú ý để kiểm soát khủng hoảng truyền thông, tránh những chiêu tấn công bất ngờ của đối thủ.
>> Có thể bạn muốn xem thêm: 9 mô hình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp: 4p, 5p, 7p, mô hình 3c ...
Marketing doanh trong nghiệp – Marketing nội bộ
Hiểu một cách đơn giản là: sự hài lòng của khách hàng không chỉ dựa trên trải nghiệm với sản phẩm/dịch vụ mà còn thông qua sự tiếp xúc với các nhân viên ở các vị trí khác nhau của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu DN muốn làm marketing, không phải chỉ những nhân viên trong bộ phận marketing của doanh nghiệp mà toàn bộ doanh nghiệp từ kế toán, quản lý đến nhân viên vệ sinh, bảo vệ cũng cần phải có một tinh thần marketing.
>> Có thể bạn muốn biết thêm: https://gemdigital.vn/internal-marketing-la-gi/
Hãy có kế hoạch để mỗi nhân viên đều trở thành một “đại sứ thương hiệu” cho doanh nghiệp. Thông điệp thương hiệu được truyền tải nhất quán trong tất cả các bộ phận của công ty..
Ngoài ra, việc công nghệ hóa quy trình làm việc để thích ứng với tốc độ phát triển của thị trường cũng rất quan trọng. Nếu bạn vẫn giữ một quy trình làm việc cũ, với tốc độ chậm và hiệu suất thấp thì chẳng thể nào cạnh tranh được với đối thủ đang thay đổi và cập nhật từng ngày.
Như vậy, Gem đã điểm qua những thay đổi cũng như mô hình marketing doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng bài viết cung cấp được cho bạn những kiến thức và ý tưởng đột phá trong công việc kinh doanh của mình.
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Tips marketing thương mại điện tử hiệu quả năm 2025 cho doanh nghiệp
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có sự bùng nổ [...]
Th2
Những công nghệ AI làm video mới nhất trên thới giới và Việt Nam
Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng [...]
Th1
Những tips làm nội dung YouTube năm 2025
YouTube tiếp tục là một nền tảng quan trọng trong chiến lược digital marketing, giúp [...]
Th12