Quản trị marketing là gì? Quản trị marketing là làm gì? Là những câu hỏi xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn thảo luận về marketing. Trong bài viết này, GEM sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến ngành quản trị marketing và cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai. 

Ngành quản trị marketing là gì? Các giai đoạn trong quản trị marketing là gì? 

Quản trị marketing là quá trình nghiên cứu, lên kế hoạch và thực hiện, quản lý các chương trình marketing nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. 

Kế hoạch marketing gồm 5 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường

Đây là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện khi tiến hành tìm hiểu quản lý marketing là gì.

Trong giai đoạn này, dựa trên mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra –  ví dụ: tung sản phẩm mới ra thị trường, tăng doanh số, cải tiến sản phẩm… mà các nhà làm marketing sẽ có những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Một số phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng là: điều tra, khảo sát; phỏng vấn nhóm; phỏng vấn cá nhân; quan sát; thử nghiệm…

Giai đoạn 2: Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

Sau khi đã có những dữ liệu phân tích từ kết quả nghiên cứu thị trường ở bước 1, các nhà làm marketing sẽ tiến hành xác định phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng tới là phân khúc nào. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Thị trường thường được phân khúc (phân đoạn) theo tiêu thức giá. Khi đó nó sẽ được chia thành 3 đoạn thị trường: Đoạn thu nhập thấp, đoạn thu nhập tầm trung và đoạn thu nhập cao.Từ phân đoạn này công ty sẽ phải mô tả rõ chân dung khách hàng muc tiêu của từng phân khúc: độ tuổi, giới tính, hành vi, người ra quyết định, sở thích … của từng phân khúc.

Sau cùng căn cứ vào mục tiêu, khả năng, nguồn lực,…chiến lược của doanh nghiệp mà chọn phục vụ đoạn thị trường nào cho phù hợp. Đây là cơ sở nền tảng để thực hiện bước thứ 3 hoạch định chiến lược marketing.

Giai đoạn 3: Hoạch định chiến lược marketing

Hoàn thiện bước này sẽ giúp bạn hiểu được gần hết định nghĩa quản trị kinh doanh marketing là gì. Xây dựng một chiến lược marketing rõ ràng với những bước cụ thể giới hạn thời gian sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đúng tiến độ. 

Trong bước này hầu hết cách doanh nghiệp đều áp dụng mô hình marketing mix 4P, 5P, 7P … nhằm đưa ra tổng thể một quy trình hành động chi tiêt cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 4: Triển khai marketing – mix

Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Marketing-mix được diễn ra một cách khoa học và đúng tiến độ. 

Đây là giai đoạn kế hoạch được thực hiện, vì vậy cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa tài chính (kế toán), nhân lực (phòng nhân sự), nhà tiếp thị (bộ phận markting)… sao cho bám sát tiến độ và thực hiện được mục tiêu từng giai đoạn đã đề ra.

Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình quản trị marketing là gì – tổ chức thực hiện các công việc, kiểm tra, rút kinh nghiệm và cải tiến thường xuyên. Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định kết quả của cả tiến trình. Vì vậy các nhà làm marketing cần tập trung đầu tư thời gian và công sức để thực hiện tốt nhất. 

Suy cho cùng mọi thứ chỉ là phỏng đoán và khi thực sự một chiến dịch marketing được triển khai nhà tiếp thị mới có những số liệu có thể đo điếm được về nhu cầu, sự phản ứng của thị trường … đối với chiến dịch. Vì vậy, cần thiết phải quá trình thu thập thông tin thường xuyên, kiểm tra và phản ứng lại đối với những tác động của thị trường.

Quản trị marketing là làm gì?

Theo số liệu thống kê của những nghiên cứu tại thị trường lao động Việt Nam gần đây, marketing luôn nằm trong top 6 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Với mức lương khởi điểm hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp thăng tiến, marketing là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi quyết định ngành nghề trong tương lai.

Vậy sau khi học quản trị marketing bạn có thể làm những vị trí nào trong doanh nghiệp, dưới đây là một số vị trí công việc bạn có thể tham khảo: 

  • Nhân viên nghiên cứu thị trường:

Công việc này nằm trong giai đoạn 1 của quá trình quản trị marketing. Nếu yêu thích đi lại, tìm kiếm thông tin và giao tiếp với khách hàng thì đây là sự lựa chọn dành cho bạn. 

  • Chuyên gia phân tích dữ liệu marketing:

Đây là một trong những vị trí hot nhất trong những năm trở lại đây. Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã thay đổi ngoạn mục hành vi khách hàng, không chỉ tìm kiếm thông tin theo cách truyền thống, họ thường tìm hiểu trên internet và các trang mạng xã hội.

Vì vậy bên cạnh việc phân tích phiên bản đời thực của khách hàng, các nhà làm marketing cũng cần quan tâm đến quản trị marketing là gì qua phiên bản số của họ nữa.

Việc thu thập thông tin từ quá trình nghiên cứu thị trường trực tiếp và online sẽ mang đến cho doanh nghiệp một nguồn dữ liệu khổng lồ. Nhưng tất cả những số liệu đó sẽ là vô ích nếu không có sự phân tích chuyên nghiệp của các chuyên gia phân tích để đưa ra các thống kê về hành vi khách hàng, thói quen tiêu dùng, tiềm năng thị trường

…Nếu yêu thích làm việc với các con số và nhảy múa với ý nghĩa đằng sau nó, công việc này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. 

  • Quản lý thương hiệu:

với kỹ năng quản lý tốt và đầu óc tư duy phân tích, lên chiến lược marketing bài bản, bạn cũng có thể đảm nhiệm vị trí quản trị thương hiệu trong các doanh nghiệp kinh doanh. 

  • Sáng tạo (quảng cáo, content marketing, copywriting, designer, photographer…):

Nếu bạn có một chút “điên” ở trong tâm hồn, luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo, có cái nhìn đầy nghệ thuật và khác biệt với cùng một sự vật, sự việc so với mọi người thì đây có thể là một vị trí khá thú vị dành cho bạn.

Tại đây bạn có thể thỏa sức đem những ý tưởng sáng tạo của mình vào thực tế sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên sự sáng tạo vẫn phải nằm trong khuôn khổ mục tiêu doanh nghiệp hướng đến và chạm đúng insight của khách hàng.

Một ý tưởng tiêu chuẩn phải mang lại giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp. Ý tưởng dù hay nhưng không có giá trị chuyển đổi thì cũng là một ý tưởng vô ích trong quản trị marketing là gì. 

  • Trade marketing:

Nếu bạn có một tinh thần thép và ý chí cạnh tranh không ngừng nghỉ thì đây là lĩnh vực dành cho bạn. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường không chỉ diễn ra trên thế giới mạng hay quảng cáo truyền hình, nhưng ngay tại những điểm bán- nơi khách hàng trực tiếp mua sản phẩm cũng có một cuộc chiến ngầm như vậy.

Nhiệm vụ của các nhà làm marketing là làm thế nào để thúc đẩy doanh số ngay tại điểm bán, khiến khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh nhất, lựa chọn chúng ta thay vì đối thủ cạnh tranh. 

  • Digital marketing:

Sự phát triển của công nghệ mở ra một bầu trời cơ hội vô cùng lớn cho các bạn yêu thích lĩnh vực marketing số. Một số vị trí bạn có thể tham khảo khi nghiên cứu về digital marketing là: nhân viên quảng cáo google adwords, nhân viên quảng cáo facebook, instagram; chuyên gia SEO,…

>> Có thể bạn muốn xem thêm: Ngành marketing học trường nào tốt?

Những tố chất của người làm quản trị marketing là gì?

Mặc dù tiềm năng của ngành marketing là vô cùng lớn, nhưng không phải ai cũng có thể đảm nhiệm được các vị trí công việc này. Một số đặc điểm về tố chất cần có của một chuyên gia quản trị marketing cần có là:

  • Đam mê:

Làm việc trong ngành marketing, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức: áp lực deadline từ khách hàng, áp lực doanh số từ doanh nghiệp, tìm kiếm vô vàn những ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch marketing khác nhau trong một khoảng thời gian….

Nếu không có ngọn lửa của đam mê, bạn sẽ không thể trụ được lâu dài trong ngành này. Đam mê chính là thứ níu giữ, duy trì, giúp bạn cố gắng khi khó khăn. Nhưng nó sẽ không tự nhiên mà có, không phải bạn ngồi đó nghiên cứu là phát hiện ra đam mê của mình là gì.

Nhưng để biết được đam mê ở đâu, bạn cần trải nghiệm, làm việc, biết được thế mạnh của chính bản thân ở đâu, mình yêu thích những công việc như thế nào, công việc gì mang lại năng lượng và niềm vui cho mình, làm việc không biết chán, thì đam mê của bạn ở đó. 

  • Chịu được áp lực:

Như ở trên đã nói, những áp lực khi bạn làm trong ngành quản trị marketing là gì, từ cả phía khách hàng, doanh nghiệp, đối tác, thậm chí là đồng nghiệp, cấp trên…đòi hỏi bạn phải có một tinh thần thép và chịu được áp lực cao.

Nhưng đừng lo lắng, nghiên cứu khoa học cho thấy làm việc trong một môi trường căng thẳng có giới hạn, não bạn sẽ giải phóng ra những chất hóa học thúc đẩy công việc tốt hơn, đó là stress có lợi. Nhưng hãy học cách để cân bằng cuộc sống, công việc, gia đình và các hoạt động giải trí, để không bị “căng” quá mà “đứt” nhé. 

  • Kỹ năng giao tiếp tốt:

Đây là kỹ năng cơ bản của một marketer, đặc biệt trong ngành quản trị marketing, kỹ năng giao tiếp là một tố chất quan trọng cần có. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng, lãnh đạo; quản lý nhân viên; làm việc với đồng nghiệp trơn tru hơn. 

  • Khả năng quản lý:

Tất nhiên rồi, quản trị marketing không thể thiếu một tư duy quản lý tốt. Khả năng sắp xếp, quản lý các hạng mục công việc theo tiến độ thời gian để đảm bảo thực hiện những mục tiêu đã đề ra. 

Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn ngành quản trị marketing là gì qua bài viết này. Học ngành này, bạn sẽ không bao giờ lo thất nghiệp. Chỉ cần có một tinh thần cố gắng, quyết tâm và chăm chỉ. Chắc chắn bạn sẽ đạt được những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công! 

ID bài viết: (+84) 089 806 1234

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể

GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

    Tips marketing thương mại điện tử hiệu quả năm 2025 cho doanh nghiệp

    Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có sự bùng nổ [...]

    Những công nghệ AI làm video mới nhất trên thới giới và Việt Nam

    Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng [...]

    Những tips làm nội dung YouTube năm 2025

    YouTube tiếp tục là một nền tảng quan trọng trong chiến lược digital marketing, giúp [...]