Marketing là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, vì vậy việc nhân viên marketing làm gì còn phụ thuộc vào việc người đó làm mảng nào trong bộ phận marketing, vị trí chức danh và năng lực sở trường của họ.

Để có thể tư vấn chiến lược marketing marketing là một quá trình nghiên cứ tổng thể các hoạt động của tổ chức bao gồm:

  • Phân đoạn thị trường,
  • Lựa chọn thị trường mục tiêu, 
  • Thiết kế sản phẩm,
  • Lên chiến lược giá,
  • Chiến lược phân phối,
  • Xúc tiến sản phẩm … quảng cáo khuyến mãi, thương hiệu, pr, báo chí ..

Tương ứng sẽ có những vị trí đảm nhiệm riêng giúp hoạt động tư vấn chiến lược marketing đáp ứng nhu cầu, thu hút thị trường, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Không có bất cứ một nhân viên marketing nào có thể làm tất cả các công việc liên quan đến marketing, tùy vào bộ phận và chức vụ mà mỗi nhân viên marketing sẽ có công việc khác nhau.

Sau đây trong khuôn khổ bài viết GEM sẽ giới thiệu những công việc then chốt không thể thiếu trong bộ phận digital marketing của doanh nghiệp. Đầu tiên là bộ phận Planning.

Bộ phận Planning 

Bộ phận Planning thường được phụ trách bởi vị trí lãnh đạo marketing như giám đốc marketing, trưởng phòng marketing và các leader team. Những vị trí này đòi hỏi chuyên môn, kiến thức marketing và sự am hiểu thị trường cao vì họ có thể ví như đầu tàu của cả tập thể marketing. – Đối với vị trí Giám đốc marketing, đây là vị trí thực hiện quản trị mọi hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại bao gồm: 

  • Thu thập dữ liệu để phân tích thị trường và người tiêu dùng để đưa ra định hướng tư vấn chiến lược marketing quan trọng 
  • Phân công, kiểm soát cách thức thực hiện của từng bộ phận.
  • Xây dựng chỉ tiêu (KPIs) và các công cụ đo lường hiệu quả cho các hoạt động marketing
  • Tham mưu cho ban lãnh đạo về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu, là đầu mối chịu trách nhiệm về mảng marketing cho ban Giám đốc.
  • Quản lý và triển khai ngân sách marketing 
  • Tùy vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực có giám đốc marketing có thể kiêm luôn vị trí giám đốc thương hiệu, qua đó góp mặt trong các cộng đồng/ tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp, là người thay mặt phát ngôn cho doanh nghiệp, xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và các sự kiện.

Đồng thời có quan hệ ngoại giao tốt để thiết lập, duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan tới hoạt động marketing của công ty.

– Đối với vị trí trưởng phòng marketing, công việc cần làm sẽ liên quan đến chuyên môn quản lý bao gồm lên kế hoạch, quản trị nhân sự marketing, theo dõi/tối ưu hiệu quả marketing chung,…

Để tối đa hóa hiệu quả công việc, trưởng phòng marketing nên tập trung vào việc định hướng – kiểm soát các hoạt động marketing toàn diện, cũng như đưa ra các định hướng chung về marketing cho cả bộ phận, theo dõi việc thực hiện và báo cáo kết quả cho giám đốc marketing và ban lãnh đạo.

Đóng góp các thông tin và các đề xuất về hoạt động kinh doanh và Marketing cho các tổng kết và kế hoạch chiến lược.

Ngoài ra, trưởng phòng marketing cũng phải thường xuyên cập nhật xu hướng marketing mới, huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.

– Đối với các leader team,

Họ sẽ nhận chỉ đạo từ các cấp trên, đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể ứng với bộ phận của mình, phân công cho team nhằm đạt được các nhiệm vụ của tổ chức và nhiệm vụ marketing bằng cách hoàn thành các mục tiêu liên quan khi có yêu cầu. Công việc của từng bộ phận ra sao sẽ được trình bày cụ thể dưới đây. 

Bộ phận Creative

Creative là bộ phận sáng tạo trong đội ngũ marketing, chịu trách nhiệm về việc lên ý tưởng chiến lược quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy bán.

Công việc đưa ra và phát triển ý tưởng của team sáng tạo sẽ bao gồm cả hình ảnh, video, content để đăng tải trên các kênh truyền thông như các trang mạng xã hội, truyền hình, radio, các điểm bán hàng và cả bao bì sản phẩm.

Team sáng tạo có bao nhiêu vị trí và thành viên còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, họ sẽ cùng nhau phối hợp làm việc để tạo ra sản phẩm sáng tạo cuối cùng. Thông thường một team creative sẽ bao gồm những vị trí cơ bản như sau.

❖ Creative leader/ Creative director 

Vị trí trưởng nhóm sáng tạo hoặc giám đốc sáng tạo sẽ trực tiếp quản lý team sáng tạo sản xuất và hoàn thành công việc đúng thời gian.

Họ sẽ có trách nhiệm chính là khởi xướng, phát triển ý tưởng hoặc thúc đẩy team đưa ra ý tưởng, đảm bảo tính sáng tạo và dẫn dắt tư duy người xem. Vị trí này có thể bao gồm việc trao đổi với khách hàng và giới thiệu công việc sáng tạo của công ty cho khách hàng. 

❖ Nhân viên Content marketing/ Copywriter

Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của marketing online thì content marketing là vị trí không thể thiếu trong bất cứ một bộ phận marketing nào ở mọi lĩnh vực.

Content marketing sẽ chịu trách nhiệm chính về nội dung văn bản, phát ngôn trên các kênh truyền thông, mạng xã hội như website, facebook hay các bài PR trên báo…

Tùy vào kỹ năng, nhân viên content có thể chia ra làm người chuyên viết bài quảng cáo, chuyên viết bài cung cấp thông tin hoặc chi theo lĩnh vực dưới sự phụ trách của một copywriter chính (nếu có) tùy vào quy mô doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để làm copywriter, bạn phải có vốn ngôn ngữ phong phú, bắt kịp xu hướng, nhạy bén trong việc thấu hiểu hành vi khách hàng. Đồng thời nắm bắt được thái độ của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ mình đang viết để đánh trúng đích. Do vậy, hãy đọc nhiều, trải nghiệm nhiều, đi nhiều để làm giàu vốn ngôn từ.

– Những việc mà content writer cần làm là:

  • Phân tích đặc điểm, nhu cầu của một vài nhóm đối tượng để lên bức chân dung về khách hàng nhằm đưa ra nội dung bám sát theo đặc điểm của họ. 
  • Lập kế hoạch lên content theo ngày, tuần, tháng theo lộ trình phát triển của sản phẩm/ dịch vụ
  • Đưa ra ý tưởng, chiến lược tiếp cận khách hàng qua nội dung thu hút, đánh trúng tâm lý khách hàng. 
  • Phối hợp làm việc với designer để hoàn thành sản phẩm cho khách hàng theo đúng ý tưởng đã đưa ra
  • Trực tiếp biên tập nội dung trên các kênh truyền thông như Facebook, website, báo chí, email marketing…

❖ Nhân viên Designer

Giữa sự đa dạng về loạt tin tức như hiện nay cùng với thói quen lướt tin của người dùng smartphone thì hình ảnh/ video hấp dẫn có thể đóng vai trò là phương tiện gợi mở mạnh mẽ giúp khách hàng nán lại tin quảng cáo của bạn lâu hơn.

Theo nghiên cứu, con người có có được khả năng ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống một cách tự nhiên. Một video đặc sắc hay một hình ảnh chụp ảnh chất lượng vẫn là nền tảng của sự lôi cuốn trực quan, thậm chí chỉ cần hình ảnh đẹp, bạn đã bán được rất nhiều sản phẩm mà chẳng cần content cầu kỳ.

Bên cạnh sự sáng tạo không ngừng và có gu thẩm mỹ tốt, để làm một designer bạn cần phải định hình được phong cách riêng, đây là điểm mấu chốt để tạo ra những sản phẩm thật sự khác biệt trên thị trường.

Nhân viên designer có thể được chia làm người chuyên thiết kế hình ảnh và người chuyên dựng, thiết kế video. Công việc chung của một nhân viên designer bao gồm: 

  • Thiết kế hình ảnh sử dụng trong mọi kênh truyền thông của công ty như hình ảnh trên mạng xã hội, website, landing page, tờ rơi,…
  • Đề xuất các tiêu chuẩn về mặt thiết kế để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
  • Phối hợp ăn ý với content để hoàn thành sản phẩm theo đúng ý tưởng đã lên
  • Tư vấn sản phẩm trong những buổi gặp với khách hàng 
  • Phác thảo ý tưởng sản phẩm để khách hàng duyệt, cần có khả năng vẽ tay tối thiểu.
  • Phát triển các sản phẩm theo những bản tóm tắt thiết kế (design briefs) phức tạp.
  • Sửa đổi cách thiết kế của bạn để thích hợp với ngân sách của khách hàng và kịp thời deadline.
  • Phụ trách phê duyệt hình ảnh chụp sản phẩm để làm tư liệu thiết kế.
  • Duyệt màu cho việc in ấn.
  • Sửa sản phẩm và bàn giao cho khách hàng

Ngoài ra, designer cũng phải luôn cập nhật và sở hữu những chương trình thiết kế đồ họa và các công nghệ mới nhất để phục vụ cho quá trình làm việc. 

Một nhân viên agency có thể đảm nhận những vị trí gì? Cùng tìm hiểu bài viết: các vị trí trong agency để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Nhân viên PPC

Nhân viên PPC là người lên kế hoạch, phụ trách triển khai và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC – Pay Per Click). Vì vậy nhân viên PPC có thể là người chạy quảng cáo Facebook Ads hoặc Google Adword.

Những yếu tố cần có của một nhân viên PPC đó là khả năng tính toán và xử lý số liệu nhanh nhạy và sự thấu hiểu hành vi tìm kiếm, sở thích khách hàng. Đồng thời có khả năng phân tích chi phí quảng cáo bỏ ra so với lợi nhuận thu về, và làm sao để tăng doanh số cho doanh nghiệp qua quảng cáo PPC.

Thông thường nhân viên PPC sẽ đảm nhận các đầu việc sau:

  • Xem xét xem liệu các chiến dịch quảng cáo có thu lại lợi nhuận, hay thu về danh sách khách hàng có chất lượng hay không.
  • Theo dõi và kiểm soát chi phí quảng cáo.
  • Kiểm tra các từ khóa đang chạy quảng cáo CPC.
  • Kiểm soát chuyển đổi, tối ưu từ khóa, và landing page.
  • Kiểm soát điểm chất lượng của quảng cáo.
  • Quản lý chỉ số impression và vị trí quảng cáo.
  • Theo dõi báo cáo về truy vấn tìm kiếm và đưa ra các cơ hội mới.
  • Thêm các từ khóa mới (bao gồm cả từ khóa phủ định).
  • Kiểm soát và điều chỉnh hiệu quả của từng mẫu quảng cáo.
  • Dừng các quảng cáo không có hiệu quả.
  • Viết mẫu quảng cáo.
  • Lập chiến dịch quảng cáo mới.
  • Điều chỉnh giá thầu quảng cáo.
  • Phân tích hiệu quả trang landing page.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chạy quảng cáo.
  • Báo cáo hiệu quả chạy quảng cáo PPC hàng tuần.

Nhân viên SEO

Seo là một kênh trong toàn bộ kênh digital marketing của doanh nghiệp. Seo nổi lên mạnh mẽ những năm gần đây do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Về cơ bản, seo hoạt động cùng với phương thức search hoặc đơn giản là tìm kiếm một thứ gì đó trên nền tảng số. SEO không chỉ còn ở google search, bất cứ đâu có dạng tìm kiếm và hiện thị thì bạn cũng cần phải làm seo – đơn cử như Youtube, big,… nhằm phục vụ cho bộ máy tìm kiếm.Một nhân viên seo là một vị trí khá tuyệt vời và có độ khó cao. Một số đầu việc nhân viên seo sẽ đảm nhiệm như sau:

  • Nghiên cứu sản phẩm, khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh – Một bức tranh tổng quát
  • Tiếp tục đào sâu nghiên cứu khách hàng, thị trường, đối thủ nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả seo hơn – Một bức tranh cụ thể hơn.
  • Lập kế hoạch seo: bao gồm chiến lược seo, kế hoạch xây dựng website, kế hoạch nội dung, Kế hoạch làm onpage, Kế hoach backlink, xây dựng web vệ tinh …
  • Thực thi và giám sát kế hoạch 
  • Báo cáo kế quả

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: marketing là làm gì? – công việc nhân viên marketing phải làm dựa vào vị trí đảm nhận của từng bộ phận. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết mình phù hợp với vị trí, công việc nào trong ngành marketing và hiểu rõ hơn về công việc ấy.

Nếu muốn trở thành một nhân viên marketing tổng thể, kỹ năng  lập kế hoạch là điều không thể bỏ qua, đồng thời bạn cần trau dồi và nắm chắc kiến thức cơ bản ở từng bộ phận marketing khác nhau dù bạn không trực tiếp bắt tay vào làm những công việc đó.

Chúc bạn sớm trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp, thành công!

ID bài viết: (+84) 089 806 1234


GEM DIGITAL – DIGITAL MARKETING AGENCY

Liên hệ hợp tác cùng GEM:

Hotline: 0906 222 886

Email: Agency@gemdigital.vn

GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể