Là chú lính chì mới trên mặt trận quảng cáo Việt, Spotify vẫn khiến nhiều marketer e dè vì mức độ phổ biến chưa cao bằng các nền tảng mạng xã hội khác. Tuy nhiên để đi đầu với dịch vụ marketing online, chúng ta phải làm những việc người khác còn đang “sợ”. Đừng ngại ngần khám phá và bắt đầu hành trình mới cùng Spotify, đi trước và chiếm lĩnh thị trường.
Tổng quan về quảng cáo Spotify
Quảng cáo Spotify thực chất là một hình thức quảng cáo hiển thị, phù hợp với mục tiêu quảng bá thương hiệu. Bởi hiện nay loại hình quảng cáo này chỉ có khả năng điều hướng về website chứ không cho phép cài đặt để theo dõi chuyển đổi từ quảng cáo.
Đối tượng khách hàng trên Spotify hầu hết là những người trẻ, cá tính, có phong cách sống hiện đại và hơi hướng phương Tây.
Vì vậy, năm 2022 này, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng mức độ nhận biết thương hiệu đến các đối tượng trẻ thì quảng cáo Spotify là một trong những dịch vụ marketing online hiệu quả có thể cân nhắc.
Cơ chế hoạt động quảng cáo Spotify
Tuổi, giới tính, địa lý là những tiêu chí nhắm mục tiêu được cho phép trên quảng cáo Spotify. Ngoài ra, Spotify còn cho nhắm mục tiêu theo đặc trưng của nền tảng là Playlist/Movement.
Hình thức này hoạt động như thế nào? Bạn có thể hiểu là quảng cáo sẽ tiếp cận vào thời điểm khách hàng mục tiêu nghe nhạc trong khi đang làm một việc gì đó như lái xe, học tập, chơi thể thao, nấu ăn, thư giãn…Quảng cáo nhắm mục tiêu càng lâu thì quy mô hiển thị nhỏ và chi phí cao hơn. Tại thời điểm hiện tại, do lượng người dùng tại Việt Nam chưa lớn nên chưa nhắm được mục tiêu theo cách này.
Hiện nay tại Việt Nam, các nhà marketing sử dụng Audio và Display là hai hình thức quảng cáo Spotify chủ yếu. Display Overlay cho chỉ số CTR cao hơn so với các hình thức khác.
Các hình thức tính phí trên Spotify
- Tính theo CPM: Chi phí cho 1000 lượt hiển thị, áp dung cho hình thức Audio và Display
- Tính theo CPD: Chi phí cho 1 vị trí hiển thị trong 1 ngày, áp dụng chia sẻ vị trí hoặc độc quyền, cho hình thức Display
- Tính theo CPCV (Cost per completed view): Chi phí cho mỗi 1 lần xem hết toàn bộ video, áp dụng cho hình thức Video
Cách thức hoạt động của quảng cáo Spotify
Về bản chất, các publisher và nhà quảng cáo có thể đàm phán trực tiếp với nhau vào thỏa thuận về việc hiển thị quảng cáo. Đây là hình thức booking trực tiếp.
Tuy nhiên không phải publisher và advertiser nào cũng có đủ điều kiện làm điều này. Vì các publisher ít nổi tiếng, các website, nền tảng với lượng người dùng chưa đủ lớn rất khó tìm đến các nhà quảng cáo để đàm phán trực tiếp. Trong khi đó, các publisher lại muốn tối ưu tất cả vị trí quảng cáo để tăng doanh thu. Về phía nhà quảng cáo, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp phân bổ đa dạng trên các nền tảng khác nhau. Vì vậy, họ muốn hiển thị quảng cáo trên nhiều nền tảng dịch vụ marketing online để tiếp cận đa dạng hơn. Từ đó hình thành nên adnetwork và adexchange.
Để tạo thành luật chung cho thị trường quảng cáo hiển thị (adexchange), programmatic được thiết lập. Đây là hệ thống vận hành đánh giá để lựa chọn người đủ điều kiện “bán” vị trí hiển thị quảng cáo. Hệ thống vận hành hoàn toàn dựa vào công nghệ và máy học. Các quyết định thực hiện dựa trên giá thầu (giá bid).
Ví dụ: Vị trí quảng cáo A có 3 doanh nghiệp muốn mua với các mức giá thầu khác nhau. Hệ thống căn cứ giá thầu để xác định đơn vị chiến thắng. Doanh nghiệp nào đưa ra mức giá thầu cao nhất sẽ là “người mua” thành công vị trí hiển thị quảng cáo.
Trên thực tế, nhà quảng cáo gần như chỉ quan tâm tới adexchange họ tham gia, do sẽ tuân thủ các điều khoản và hình thức hoạt động của adexchange đó. Các quy tắc vận hành programmatic sẽ do hệ thống adexchange thực hiện. Thông thường mỗi adexchange sẽ sở hữu một hệ thống Adnetwork cho họ quản lý và tìm cách thu hút càng nhiều Publisher tham gia vào Adnetwork của họ.
Một số adexchange cơ bản hiện nay ở Việt Nam: GDN, Admicro, Eclick, MGID, Adtima, Adroll, Criteo.
Hiện nay dịch vụ marketing online – quảng cáo Spotify triển khai theo cả 2 hình thức ký hợp đồng dịch trực tiếp và hình thức Programmatic. Tuy nhiên với Programmatic, ngân sách cho chiến dịch thường nhỏ hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động linh hoạt hơn trong việc triển khai chiến dịch. Với hình thức này, nhà quảng cáo sẽ bị hạn chế trong tự chọn nút CTA và không được thể hiện phần văn bản tên doanh nghiệp. Do đó, nó sẽ phù hợp hơn nếu sử dụng cho hình thức Audio và Video. Hình thức Display thì sử dụng cho hình thức ký hợp đồng dịch vụ trực tiếp.
Tại Việt Nam, quảng cáo Spotify còn nhiều hạn chế do doanh nghiệp Việt chưa được phép tạo tài khoản trực tiếp như trên nền tảng Facebook hay Google. Doanh nghiệp muốn triển khai ký hợp đồng quảng cáo cần thông qua đơn vị được ủy quyền từ Spotify. GEM Digital là agency được ủy quyền chính thức từ Spotify tại miền Bắc. Nếu muốn trải nghiệm hình thức quảng cáo đặc biệt năm mới này, hãy liên hệ ngay với GEM để được tư vấn!
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Workshop “Tư Duy Thiết Kế Trong Marketing: More than a brief”
Thấu hiểu “nỗi đau” của Marketer khi có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa biết [...]
Th7
TOP 5 xu hướng content marketing 2024
Thế giới tư vấn digital marketing chuẩn bị bước qua năm 2023 ảm đạm để [...]
Th11
6 Cách tối đa hóa doanh thu bằng cách tiếp cận cá nhân hóa mùa lễ hội
Mùa lễ hội là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp bán hàng [...]
Th10