Sự bùng nổ của công nghệ số khiến vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp. “Trưởng phòng marketing làm gì?” là câu hỏi của nhiều bạn trẻ đang có ý định dấn thân vào ngành này. Hãy cùng GEM – công ty dịch vụ marketing online khám phá những điều liên quan đến công việc này ngay dưới đây!
#1. Trưởng phòng marketing là gì?
Trưởng phòng marketing là thuyền trưởng của con tàu marketing doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ cầm lái, dẫn dắt và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động marketing của DN.
Hoạt động dịch vụ marketing online bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến dịch xúc tiến quảng cáo, khuyến mãi … quản lý ngân sách marketing, tuyển dụng và đào tạo các nhân viên marketing.
#2. Nhiệm vụ của trưởng phòng marketing?
Một doanh nghiệp phát triển không chỉ cần xây dựng quy trình quản trị chung cho toàn công ty. Các quy trình quản trị cụ thể khác cũng cần được xây dựng và đồng bộ với mục tiêu chung của DN.Đây là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để tra lời cho câu hỏi “Trưởng phòng marketing làm gì?”.
– Xây dựng quy trình quản trị marketing cho doanh nghiệp
Mỗi bộ phận đều cần có những quy trình vận hành riêng cho mình. Marketing cũng vậy, trưởng phòng marketing trong các công ty nói riêng cũng như tại công ty dịch vụ marketing online nói chung cần xây dựng một quy trình marketing chung từ đầu đến cuối bao gồm:
- Mục đích marketing của doanh nghiệp – Đích cần đạt được
- Mục tiêu marketing của doanh nghiệp – Để đạt được đính đến đó thì cần làm những mục tiêu cụ thể nào?
- Chiến lược marketing để đạt được mục tiêu đó
- Chiến thuật nhỏ hơn dể thực hiện chiến lược
- Thực thi và kiểm soát
- Thống kê, đo lường, phân tích hiệu quả và báo cáo.
Một quy trình rõ ràng các giai đoạn sẽ giúp việc triển khai, theo dõi thực hiện và đánh giá hiệu quả hơn. Quản trị marketing đều có mặt trong tất cả các bước trên. Trong đó, trưởng phòng đóng vai trò chủ yếu trong khâu xác định mục tiêu và lên chiến lược, chiến thuật marketing.
– Quản trị thương hiệu doanh nghiệp
Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của doanh nghiệp. Thuộc phần chiến thuật nhỏ hơn trong tổng thể chiến lược marketing.
Trong một thế giới dư thừa thông tin như hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng phải đối mặt với sự tấn công của vô số các thông điệp truyền thông từ các doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để thương hiệu của doanh nghiệp phát triển bền vững và giành được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng? Trưởng phòng marketing phải là người sẽ đưa ra những chiến lược phát triển thương hiệu, kế hoạch quảng cáo, chương trình khuyến mãi…để xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
– Thống kê và đánh giá hiệu quả marketing
Hoạt động của dịch vụ marketing online không chỉ đơn thuần là việc khiến cho khách hàng ấn tượng và yêu thích thương hiệu hơn. Phần lớn kết quả của marketing phải được thể hiện trực tiếp bằng những con số cụ thể: Lượng đơn hàng, doanh số, khách hàng cũ quay lại…
Một chiến dịch marketing hay hay không hay. Phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng và sẽ được đánh giá bằng số mục tiêu đã đạt được và % đạt được mục đích đã đề ra ban đầu.
Trưởng phòng marketing cần biết cách sử dụng thành thạo những công cụ thống kê đánh giá để thu thập thông tin khách quan nhất về hiệu quả chiến dịch, từ đó rút ra được những điều đã làm tốt, điều gì làm chưa tốt và cần thay đổi tốt hơn ở lần sau…
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả marketing là marketing ROI (Return On Investment: tỷ lệ hoàn vốn đầu tư).
Trước mỗi chiến dịch, trưởng phòng marketing cần xây dựng mục tiêu về ROI để theo dõi trong quá trình thực hiện và đánh giá kết quả.
Hoạt động marketing cung cấp những số liệu rõ ràng sẽ mang đến sự thuyết phục với toàn bộ các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
– Một số hoạt động cụ thể trưởng phòng marketing làm gì?
Ngoài những công việc của một nhà quảng trị marketing. Trưởng phòng cũng cần xử lý các công việc thường ngày như sau:
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu bán hàng, sự phát triển của thị trường để tìm kiếm các cơ hội marketing mới.
- Cập nhật kiến thức ngành nghề bằng cách tham dự các buổi hội thảo đào tạo; xem các ấn phẩm chuyên ngành; thiết lập mạng lưới quan hệ cá nhân…
- Phát triển kênh phân phối sản phẩm.
- Dự báo nhu cầu, theo dõi ngân sách marketing, lập kế hoạch chi tiêu marketing, phân tích các biến động của thị trường để hoàn thành các mục tiêu tài chính của hoạt động kinh doanh và marketing.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển tệp khách hàng trung thành; khám phá insight người tiêu dùng, dự đoán những cơ hội kinh doanh mới, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
#3. KPI trưởng phòng marketing là gì?
KPI là chỉ số đánh giá hiệu quả của dịch vụ marketing online. Đặc biệt với vai trò của một trưởng phòng marketing, rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
kpi trưởng phòng marketing chính là kpi của cả phòng marketing. Vì trưởng phòng sẽ nhận chỉ tiêu từ ban giám đốc và sau đó anh ta sẽ phải phân bổ nhân lực và ngân sách cho cả phòng để đạt được mục tiêu của từng giai đoạn.
KPI phòng marketing cần được thiết lập một cách rõ ràng và cụ thể để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Một hệ thống KPI chính xác bạn cần thực hiện một số công việc sau:
- Tham khảo sự biến động doanh số đạt được trong vòng 6 tháng gần nhất.
Nếu doanh nghiệp mới thì có thể lấy mốc là mức doanh số giúp doanh nghiệp hòa vốn. Chuyển đổi mục tiêu kinh doanh thành mục tiêu marketing.
- Ngồi lại với bên tài chính và sản xuất (kế toán, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất…)
Việc này nhằm liệt kê các chi phí cần thiết cấu thành nên một đơn vị sản phẩm. Từ đó xác định được mức biên lợi nhuận, còn lại chính là mức tối đa mà doanh nghiệp có thể chi ra để dành cho việc quảng cáo.
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu cần tiếp cận, số lượng khách hàng tiềm năng cần đạt được,…lúc đó bạn có thể vẽ ra con đường cần đi để đạt đến mục tiêu KPI cho phòng marketing. Và công việc cuối cùng là phân chia KPI đến từng nhân viên phụ tránh từng mảng để đạt được mục tiêu kinh doanh của cả doanh nghiệp.
– Một số KPI trưởng phòng marketing cần xác định cụ thể như:
- Mức doanh thu do Marketing đóng góp vào tổng doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Marketing ROI
- Chi phí trên một khách hàng tiềm năng tối đa
- Giá trị vòng đời khách hàng
- Tỷ lệ chuyển đổi: Từ Lead sang khách hàng, từ traffic sang Lead.
- Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch…
#4. Mức lương trưởng phòng marketing $$
Theo số liệu của tổng cục thống kê, tại Việt Nam mức lương của trưởng phòng marketing làm gì tăng lũy tiến trong những năm gần đây.
Mức lương tối thiểu trong những công ty nhỏ từ 700 USD đến những tập đoàn lớn lên tới 5.000 USD.
Nền kinh tế hội nhập và phát triển mang lại nhiều cơ hội lớn cho các bạn trẻ đang muốn dấn thân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, mức lương hậu hĩnh cũng đi kèm với những áp lực công việc và yêu cầu khắt khe cho một trưởng phòng marketing. Bạn có thể tham khảo thêm về những yêu cầu về tố chất, kỹ năng cần có của một trưởng phòng marketing dưới đây.
#5. Các kỹ năng cần có của một trưởng phòng marketing
- Là người có kiến thức tổng quát về nhiều lĩnh vực:
Để quản lý hiệu quả. Họ phải có hiểu biết về lĩnh vực quản trị, nhân sự, tài chính, vận tải, dòng hàng, ngành hàng, đối thủ, xu hướng… Như vậy, những người quản lý mới có thể định hướng cho tất cả các hoạt động marketing của doanh nghiệp – từ online đến offline.
+ Khả năng quản lý: Để phân bổ nhân lực, tài chính, thời gian sao cho hiệu quả. Hoàn thành mục tiêu đặt ra.
+ Kiến thức chuyên môn: Để đề xuất, đánh giá, sáng tạo chiến dịch cho công ty.
+ Kiến thức tài chính: Để hiểu rõ cơ cấu giá thành, chi phí, lợi nhuận của sản phẩm để hoạch định những chiến lược giá đúng đắn. Hiểu rõ dòng tiền đề đề xuất phương án marketing ứng với dòng chảy kinh doanh của công ty.
+ Vận tải, dòng hàng: Ước lượng chi phí, thời gian hoàn thành, thời gian giao hàng, tốc độ và năng lực cung cấp sản phẩm…để hoạch định chiến lược phân phối.
+ Nhân sự: Để quản lý nhân sự, tuyển dụng người tài. Đào tạo nhân viên mới, quyết định ken thưởng, động viên hay tư vấn chuyển hướng nghề cho nhân viên không đạt tiêu chuẩn.
+ Ngành hàng: Để nắm bắt nhu cầu, xu hướng của thị trường. Tạo ra sản phẩm, giá, phân phối, khuyến mãi … đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Đối thủ: Hiểu rõ đối thủ không chỉ đề phòng tránh họ mà còn để học hỏi từ đối thú. Mô hình chung cạnh tranh là để phát triển. Bạn nên nhớ lấy điều đó.
- Khả năng giao việc, giao tiếp, động viên khen thưởng:
Trưởng phòng marketing cũng là người điều phối, thúc đẩy các bộ phận liên quan hành động theo kế hoạch. Vì vậy, họ cần có khả năng giao tiếp, khích lệ và tính kiên trì để đạt chỉ tiêu KPI đã đề ra.
- Khả năng tư duy sáng tạo, tổng hợp và xử lý thông tin nhanh chóng:
Đây là điều tất yếu dể xây dựng và phát triển thương hiệu qua từng giai đoạn. Nắm bắt nhu cầu thị trường tạo ra nét độc đáo riêng cho thương hiệu. Và chiến thắng trong cuộc đua giành chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng.
Nhanh – mạnh – táo bạo!
#6. Trưởng phòng Marketing online
Sự bùng nổ của kỷ nguyên số, internet đã dẫn đến sự thay đổi ngoạn mục từ marketing truyền sống sang marketing kỹ thuật số, marketing online.
Trưởng phòng marketing online là một chức danh thường được nhắc đến trong những năm gần đây. Với vai trò tương tự như 1 trưởng phòng marketing, nhưng quyền hạn quyết định chỉ tập trung vào phát triển lĩnh vực online cho doanh nghiệp.
Có thể bạn cũng muốn xem thêm: Các vị trí trong Agency dịch vụ marketing online– Tố chất cần có để làm việc trong Agency!
Mô tả công việc trưởng phòng marketing online
- Hiểu rõ khách hàng trong thế giới online, lựa chọn được loại hình phù hợp để tiếp cận từng đối tượng mục tiêu khác nhau, nắm bắt và cập nhật những xu hướng mới đang nổi bật trên thị trường.
- Lên kế hoạch và định hướng phát triển từng mảng trong marketing online bao gồm: Online Media và Online CRM Marketing…
- Kết hợp với marketing offline để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tổng thể cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Phân tích thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng, phương tiện truyền thông trực tuyến để phát triển chiến lược marketing online hiệu quả.
- Lên ý tưởng và triển khai các chương trình quảng cáo online, event,…và các chiến dịch social media.
Công việc marketing đầy thách thức nhưng cũng rất thú vị và nhiều cơ hội phát triển. Những người gắn bó với công việc này thường là những người đam mê với nghề, sáng tạo và quên mình vì công việc. Hy vọng qua bài viết này. Bạn đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về trưởng phòng marketing làm gì? Chúc bạn thành công! # Cụm từ tìm kiếm liên quan:
trưởng phòng marketing, trưởng phòng marketing là gì, trưởng phòng marketing làm gì, trưởng phòng marketing tiếng anh là gì, nhiệm vụ của trưởng phòng marketing, trưởng phòng marketing online, lương trưởng phòng marketing, kpi trưởng phòng marketing, mức lương trưởng phòng marketing, mô tả công việc trưởng phòng marketing online,…
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Workshop “Tư Duy Thiết Kế Trong Marketing: More than a brief”
Thấu hiểu “nỗi đau” của Marketer khi có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa biết [...]
Th7
TOP 5 xu hướng content marketing 2024
Thế giới tư vấn digital marketing chuẩn bị bước qua năm 2023 ảm đạm để [...]
Th11
6 Cách tối đa hóa doanh thu bằng cách tiếp cận cá nhân hóa mùa lễ hội
Mùa lễ hội là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp bán hàng [...]
Th10