Chắc hẳn doanh nghiệp đã từng có một chiến dịch marketing thất bại? Hoặc ít nhất đang hoài nghi lo lắng về những gì sẽ triển khai sắp tới? Đây có lẽ là bài viết giúp doanh nghiệp đánh giá lại cách mà triển khai các hoạt động marketing online cho doanh nghiệp. Bài viết sẽ nêu ra 5 nguyên nhân cơ bản nhất nhưng thường xuyên gặp phải nhất ở một doanh nghiệp khi làm marketing.
Triển khai cả một chiến dịch marketing cho thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Đôi khi có thể thất bại ngay từ giai đoạn đầu mà chính doanh nghiệp cũng chưa kịp nhận thấy. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Vì không phát hiện ra vấn đề mấu chốt, doanh nghiệp nên càng xa lầy và lâu dần càng yếu ớt trước những đợt sóng từ thị trường. Xác định điểm yếu và tìm cách khắc phục là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing nói chung và các hoạt động marketing online cho doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ dễ dàng.
Một chiến lược marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiêp giải quyết những vấn đề này, giúp doanh nghiệp kiểm soát những biến số từ môi trường bên ngoài và cải thiện các chức năng bên trong của doanh nghiệp. Một chiến dịch bài bản dựa trên những tư vấn chiến lược marketing tổng thể cũng giúp đồng bộ nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp, đem đến những khách hàng lâu dài và vì vậy mang lại các giá trị bền vững.
Vậy ở đây, điều quan trọng là bạn cần: Thứ nhất, bắt đầu nghiêm túc làm một chiến lược marketing thật bài bản. Thứ hai, trong quá trình làm nhanh chóng nhận phản hồi thị trường, xem xét đánh giá và đưa ra quyết định thật tỉnh táo.
Hãy cùng điểm lại 5 lý do thất bại thường gặp trong triển khai Marketing online cho doanh nghiệp!
Đầu tiên, không nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước tiên quyết quyết định thành bại của một chiến dịch marketing. Càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội thành công. Qua nghiên cứu thị trường, sẽ nảy sinh ý tưởng phát triển một sản phẩm/dịch vụ phù hợp, định vị đúng với từng đối tượng cụ thể. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường “ngách” cho đến việc hoạch định một chiến lược Marketing hiệu quả.
Việc thiếu nghiên cứu khách hàng tiềm năng, đối thủ đang chạy các chiến dịch tương tự, hay ra mắt một sản phẩm/dịch vụ không đúng thời điểm đều có thể dẫn tới thất bại .Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh đối thủ, làm sao để sản phẩm của bạn có thể nổi bật trên thị trường vô cùng quan trọng. Sản phẩm thành công cầ chứa yếu tố khác biệt, làm khách hàng ghi nhớ. Doanh nghiệp thường cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn dữ liệu phù hợp để đánh giá thị trường. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều nguồn dữ liệu miễn phí được cập nhật thường xuyên từ những đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín như Nielson, Hootsuite hay Hubspot có thể được tận dụng hiệu quả trong việc đánh giá thị trường trước khi xây dựng chiến lược marketing online cho doanh nghiệp.
Thứ hai, bán sản phẩm thay vì tìm nhu cầu
Từ việc thiếu nghiên cứu thị trường dẫn tới nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định sai lầm: tung ra sản phẩm/dịch vụ của mình trước rồi mới đi tìm kiếm khách hàng tiềm năng để mua hàng. Đây chính là tư duy “ngược” khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Khách hàng ngày nay không những có nhiều lựa chọn hơn, họ cũng ngày càng trở nên thông thái hơn trong việc quyết định một sản phẩm hay dịch vụ nào phù hợp, giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải. Hiểu biết khách hàng nghĩa rằng doanh nghiệp đang tìm ra con đường ngắn và “rõ ràng” hơn trong việc thuyết phục khách hàng, tạo ra giá trị vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Kinh doanh sẽ không phải là kinh doanh nếu không nói đến lợi nhuận. Việc đưa ra một sản phẩm mà không hình dung được khách hàng như thế nào sẽ mua hàng, họ sẽ mua kiểu gì sẽ khiến chiến lược marketing của doanh nghiệp kém hiệu quả. “Khách hàng là thượng đế”, trong Marketing Online vẫn luôn đúng, ít nhất trong việc doanh nghiệp phải tạo ra các giá trị mà khách hàng “cần”.
Giảm giá thay vì tối ưu chi phí
Mặc dù “giá” là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua của khách hàng. Giá là phần chi phí bằng tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu sản phẩm, dịch vụ bên cạnh các chi phí về thời gian và công sức. Khách hàng luôn kỳ vọng giá trị nhận lại tương xứng với những chi phí đó mà họ đã chi trả. Doanh nghiệp thường đi vào lối mòn bằng việc liên tục “hạ giá” nhằm thu hút khách hàng và gia tăng doanh số trong ngắn hạn. Tuy nhiên, điều đó làm nên một vòng lặp “luẩn quẩn”, khách hàng sẽ chỉ mua hàng khi có giảm giá mà thôi. Đồng thời, giảm giá tác động tới nhận thức của khách hàng tới thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp định vị bản thân là các sản phẩm trung cấp hoặc cao cấp.
Vì vậy, thay vì hạ giá, tối ưu hoá chi phí, gia tăng giá trị lợi ích mà khách hàng nhận được là cách mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi xây dựng chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp, không chỉ giúp đạt mục tiêu về lợi nhuận mà còn xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu.
Lựa chọn sai kênh triển khai
Nếu trước đây khi hoạt động truyền thông thường tập trung vào các quảng cáo trên truyền hình, đài tiếng nói, báo in… thì Marketing Online hay Digital Marketing đang trở thành xu hướng phổ biển. Doanh nghiệp cũng nhanh chóng tiếp cận và tận dụng lợi thế từ các hình thức truyền thông mới này để tiếp cận tới thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, cũng như marketing truyền thống, các kênh truyền thông thuộc Marketing Online ngày một đa dạng với đặc trưng khác nhau. Việc lựa chọn kênh truyền thông nào thích hợp với chiến lược của doanh nghiệp trở thành câu hỏi quan trọng trong chiến lược Marketing online cho doanh nghiệp.
Sai lầm thường gặp nhất của các doanh nghiệp là việc lựa chọn kênh theo bản năng hoặc kênh đang được sử dụng nhiều. Đôi khi việc lựa chọn đó là đúng nếu kênh đó may mắn là kênh mà khách hàng tiềm năng đang sử dụng. Chiều ngược lại, nếu không may mắn, đó sẽ là sự lãng phí về nguồn lực của doanh nghiệp. Đáng tiếc rằng tỷ lệ doanh nghiệp may mắn chỉ chiếm số nhỏ nếu so với vế còn lại.
Chiến dịch truyền thông không bài bản
Đây có thể coi là lý do thường gặp nhất nhưng cũng là vấn đề khó giải quyết nhất của doanh nghiệp. Một chiến lược Marketing phù hợp phải dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, mang tính khả thi với doanh nghiệp. Chiến lược đó cũng cần bám sát vào các đánh giá tổng quan về thị trường và khách hàng mục tiêu cũng như đối thủ cạnh tranh. Việc thực hiện bài bản theo các bước sẽ giúp giảm các sai sót và tỷ lệ thất bại của các chiến dịch.
Cần phải nói thêm nhiệm vụ bán là tối quan trọng nhưng thương hiệu mới là thứ bền vững. Thay vì nóng vội, rút ngắn thời gian sẽ làm chiến dịch càng trở nên rối ren và khó phát triển được trong dài hạn. Một chiến dịch marketing cần 6-12 tháng mới đánh giá được toàn bộ hiệu quả của nó, vì vậy không thể “đốt cháy giai đoạn”, chú trọng vào lợi nhuận trong giai đoạn ngắn. Doanh nghiệp có thể cần đến những tư vấn chiến lược marketing tổng thể từ những đơn vị có kinh nghiệm để có thể xây dựng mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp và cách thức triển khai hiệu quả để đạt được những mục tiêu đó.
Triển khai chiến dịch Marketing Online cho doanh nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng. Doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa tỷ lệ thất bại của các chiến dịch này bằng cách hiểu rõ hơn bản thân, thị trường và khách hàng. Chiến lược đó cũng cần thể hiện rõ theo đuổi của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu và gia tăng giá trị cho khách hàng.
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Workshop “Tư Duy Thiết Kế Trong Marketing: More than a brief”
Thấu hiểu “nỗi đau” của Marketer khi có ý tưởng sáng tạo nhưng chưa biết [...]
Th7
TOP 5 xu hướng content marketing 2024
Thế giới tư vấn digital marketing chuẩn bị bước qua năm 2023 ảm đạm để [...]
Th11
6 Cách tối đa hóa doanh thu bằng cách tiếp cận cá nhân hóa mùa lễ hội
Mùa lễ hội là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp bán hàng [...]
Th10