Được mệnh danh là “Uber trong ngành thể hình”, nhưng không thể ngờ Wefit là cái tên đầu tiên tuyên bố phá sản sau đại dịch Covid, kết thúc 3 năm hoạt động, khiến giới kinh doanh bàng hoàng. Vậy lý do là gì? Có phải do chiến dịch marketing tổng thể chưa đủ mạnh?

Ra đời vào năm 2016, mô hình cốt lõi của WeFit là phát triển một ứng dụng chia sẻ phòng tập các môn thể thao, thể hình, chăm sóc sắc đẹp. Người dùng sẽ mua trọn gói một gói tập bất kỳ, thời hạn một tháng đến 2 năm để được dùng dịch vụ của tất cả các phòng tập, cơ sở trong danh sách đối tác của WeFit với khẩu hiệu “luyện tập mọi lúc mọi nơi”.

marketing tổng thể

Các đối tác của WeFit sẽ được hưởng lợi là lượng khách vãng lai đăng ký tập thông qua WeFit và tối ưu hóa các giờ tập vắng khách mà không tốn thêm chi phí quảng cáo.

Đầu năm 2019, WeFit đã gọi vốn thành công 1 triệu USD từ CyberAgent Capital. Đây cũng là lúc WeFit phát triển mạnh mẽ nhất marketing tổng thể với 800 phòng tập khắp cả nước, hơn 2 triệu lượt đặt lịch tập.

Khi Covid nổ ra vào đầu năm 2020, không ai ngờ WeFit đã “ngã ngựa” nhanh chóng, khi chưa kịp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo dự tính. Tuy nhiên, đây lại là “cái chết được báo trước” khi WeFit đã bắt đầu nợ các nhà cung cấp từ thời điểm cuối năm 2019, cùng lúc nhiều người dùng tố khi sử dụng gói đặt lịch tập qua ứng dụng, thường bị các đối tác phòng gym, spa hắt hủi.

Vì đâu nên nỗi?

Khách càng chăm tập, WeFit càng lỗ

Mô hình của WeFit là cho khách hàng trả một số tiền nhất định để tập thoải mái tại các cơ sở hay phòng tập khác nhau, chỉ cần đặt lịch trước. Nhưng không ai ngờ rằng chiến lược marketing tổng thể này chính là điểm yếu để lách luật dễ dàng, khi nhiều người dùng sử dụng chung một tài khoản có thể đặt lịch book ảo. Có những tài khoản tập đến hơn 100 lần mỗi tháng, đỉnh điểm là 202 lần một tháng vì nhiều người dùng chung 1 account để book lịch.

marketing tổng thể

Về lý thuyết, WeFit chỉ có thể thu lời khi người dùng trả phí đặt lịch tập vừa đủ hoặc “lười” đi tập, thế nhưng chính Startup này cũng không nghĩ rằng, rất nhiều người chăm chỉ, sau khi vượt qua giai đoạn đầu lại càng tập say mê và tập còn nhiều hơn mức độ mà ứng dụng đã ước lượng.

Một đối tác của WeFit đang bị nợ 100 triệu đồng cho hay: “Tôi cho rằng công ty đã quản lý quá yếu kém khiến người dùng dễ gian lận. Họ dùng thoải mái, bao nhiêu buổi tùy ý, không tốn thêm tiền nhưng WeFit thì phải trả đủ cho đối tác nên lỗ trên mỗi người dùng lớn”

Quảng cáo và ưu đãi vượt quá khả năng

Sau 1 năm thành lập, WeFit có 5000 khách hàng, 600 đối tác ở HCM và Hà Nội, doanh thu đạt tới 700.000 USD. Tới đầu năm 2019, họ lại gọi vốn thành công tới 1 triệu USD. Chính vì vậy, WeFit liên tục tung ra các chương trình marketing tổng thể với khuyến mại nhằm thu hút người dùng mới.

Năm 2018, có thời điểm ứng dụng thu chỉ 2,6 triệu cho một gói tập không giới hạn trong 3 tháng tại TP HCM. Mỗi tháng, khách hàng còn được tặng 3-4 buổi spa miễn phí. Người đăng ký trong thời gian ưu đãi còn được tặng túi thể thao đựng đồ tập. Các chương trình ưu đãi tương tự được ứng dụng thường xuyên chạy liên tục trong năm.

Để mở rộng WeFit còn gia tăng mạng lưới đối tác, liên kết với càng nhiều phòng tập WeFit càng phải trả nhiều tiền cho họ, khiến chi phí kinh doanh tăng cao. Dàn trải nhiều dịch vụ tập luyện, ngoài gym, spa còn có bơi khiến nhiều người liên tục đi bơi miễn phí, WeFit càng phải trả cho đối tác nhiều hơn.

Chịu thua lỗ vì muốn dành thị phần

WeFit liên tục “đốt tiền” như cách các trang thương mại điện tử làm để giành thị phần nên cố gắng thu hút khách hàng bằng giá rẻ nhất có thể. Càng làm càng không bù lỗ nổi nên chuyện bỏ cuộc không khiến nhiều người nhạc nhiên. “Tôi nghĩ Covid-19 chỉ là ‘giọt nước tràn ly’ chứ không phải nguyên nhân lớn như công ty công bố” – chị Mỹ Anh – chủ 1 phòng tập gym ở HCM cho hay.

marketing tổng thể

Càng sửa sai càng khiến người dùng bất bình

Nhận thấy khuyết điểm của mình và chiến lược marketing tổng thể chưa phù hợp khi đã quá muộn, mãi đến đầu tháng 2/2020, CEO mới của WeFit mới bỏ việc không giới hạn số buổi tập của người dùng. Mỗi gói giá trị được quy thành điểm. Mỗi buổi tập, người dùng sẽ bị trừ vào số điểm đó.

Đến khi đưa chính sách mới vào hoạt động thì Covid 19 bùng lên khiến mọi kế hoạch đổ bể.

Chưa kể người dùng cảm thấy bất mãn vì chính sách giá rẻ bị hủy. Do đó, một số cho rằng WeFit “lừa đảo”, tự tiện thay đổi chính sách và rời bỏ ứng dụng. Khách hàng mới càng mất thiện cảm vì các chế độ không còn “ngon – bổ – rẻ” như trước.

Một người dùng WeFit cho hay “Các phòng tập cao cấp từ ban đầu có giới hạn số buổi tập trong tháng nên tôi sẽ tập phòng xịn nhất cho đáng tiền. Về sau khi các phòng tập đó hạn chế thì tôi cũng bỏ luôn”.

Điều an ủi duy nhất dành cho khách hàng của WeFit sau khi công ty này nộp đơn phá sản, đó là gói ưu đãi riêng của các phòng tập, spa dành cho khách hàng khi mua trực tiếp tại cơ sở.

Bài học không bao giờ cũ cho các Startup

Có rất nhiều nhận định về WeFit từ các chuyên gia, nhưng tựu chung lại vẫn là một mô hình tập luyện không giới hạn thật khó để sinh lời.

WeFit đã chọn sai mô hình kinh doanh và chiến lược marketing tổng thể ngay từ ban đầu, định giá sản phẩm không đúng, không có chính sách bán hàng hợp lý với thị trường cung – cầu, quá trình vận hành còn nhiều yếu kém. WeFit không phải thương mại cũng không phải bán buôn, chưa đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn hợp lý giữa hệ thống phòng tập và nhu cầu của khách hàng, khiến người dùng và cả đối tác đều bất mãn.

Sự sụp đổ của WeFit có thể là bài học đắt giá cho rất nhiều startup trong tương lai, thành công có thể do may mắn, nhưng thất bại chắc chắn có sai lầm, quan trọng là ta học được gì từ sai lầm đó hay không.

ID bài viết: (+84) 089 806 1234

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể

GEM - Công ty tư vấn Digital Marketing tổng thể

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Digital Marketing tổng thể và Phòng Marketing thuê ngoài, GEM mang đến các dịch vụ gia tăng tối ưu giá trị cho các khách hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.

công ty tư vấn chiến lược marketing tổng thể

    BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

    Tips marketing thương mại điện tử hiệu quả năm 2025 cho doanh nghiệp

    Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang có sự bùng nổ [...]

    Những công nghệ AI làm video mới nhất trên thới giới và Việt Nam

    Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng [...]

    Những tips làm nội dung YouTube năm 2025

    YouTube tiếp tục là một nền tảng quan trọng trong chiến lược digital marketing, giúp [...]